“Siêu bão" đe dọa các nước đang phát triển
Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu rủi ro ở các nước đang phát triển | |
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu | |
Rủi ro yếu kém tài chính "bủa vây" các nước đang phát triển |
Thiếu lương thực đang trở thành vấn đề ở nhiều nơi trên thế giới. |
Hàng triệu sinh mạng đang gặp rủi ro, nhưng hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng đó. Điều này sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Các nhà hoạch định chính sách có nhiều việc phải giải quyết - bắt đầu từ việc giá lương thực tăng vọt. Xung đột Nga-Ukraine, liên quan đến các quốc gia cung cấp 29% lúa mì của thế giới đã góp phần khiến giá lúa mì tăng 67% kể từ đầu năm nay. Các lệnh cấm xuất khẩu do các nhà sản xuất lúa mì khác áp đặt cũng thúc đẩy tăng giá, cũng như tình trạng thiếu phân bón do nguồn cung từ Belarus và Nga giảm.
Không có gì ngạc nhiên khi nạn đói đang lan rộng. Các quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng là những quốc gia vốn đã ở trong tình trạng khó khăn cùng cực trước khi Nga tiến hành quân sự tại Ukraine, bao gồm Afghanistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Nigeria, Pakistan, Sudan, Nam Sudan, Syria, Venezuela và Yemen. Nhanh chóng gia nhập nhóm trên là các quốc gia phụ thuộc ngũ cốc nhập khẩu và vốn đã phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, như Djibouti, Lesotho, Mozambique, Burundi, Madagascar, El Salvador, Liban, Honduras, Eswatini, Guatemala và Namibia.
Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc David Beasley đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc: “Nếu bạn nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến địa ngục trần gian lúc này, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng. Nếu chúng ta bỏ mặc Bắc Phi thì từ Bắc Phi sẽ lan sang châu Âu. Nếu chúng ta bỏ rơi Trung Đông thì đến lượt châu Âu cũng sẽ phải hứng chịu”. Giá lương thực tăng và nạn đói sẽ khiến bạo loạn và biến động chính trị dễ xảy ra hơn.
Các Chính phủ có khả năng thực hiện hành động ngăn chặn đã và đang làm như vậy. Ví dụ, Ai Cập, nước nhập khẩu khoảng 80% nhu cầu lúa mì của họ từ Nga và Ukraine, gần đây đã đưa ra mức giá trần để đối phó với giá bánh mì tăng vọt (Chính phủ đã trợ cấp bánh mì cho phần đông dân số). Chính phủ Ai Cập cũng công bố gói viện trợ kinh tế tổng trị giá 130 triệu bảng Ai Cập (7 triệu USD). Các biện pháp này đã được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của IMF và Saudi Arabia. Nhưng nhiều quốc gia vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ như vậy.
Thiếu hợp tác là nguyên nhân dẫn đến nạn đói và xung đột. Đáng ngạc nhiên là dự trữ gạo, lúa mì và ngô toàn cầu, ba mặt hàng chủ lực của thế giới, dường như đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Ngay cả dự trữ lúa mì cũng “cao hơn nhiều so với mức trong cuộc khủng hoảng giá lương thực 2007-2008”, trong khi ước tính cho thấy khoảng 3/4 lượng lúa mì xuất khẩu của Nga và Ukraine đã được giao trước khi xung đột tại Ukraine bắt đầu.
Một cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng cũng đang mở rộng khi nhiều quốc gia thu nhập thấp, bị đẩy đến giới hạn bởi đại dịch Covid-19, bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm và nhiên liệu tăng, nguồn thu từ du lịch sụt giảm, khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế bị thu hẹp, thương mại và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lượng kiều hối sụt giảm và dòng người tị nạn tăng cao trong lịch sử. Nợ của các nước đang phát triển đã tăng lên mức cao nhất trong 50 năm, bằng khoảng 250% thu nhập của các chính phủ. Khoảng 60% các quốc gia đủ điều kiện áp dụng DSSI - Sáng kiến Đình chỉ Dịch vụ Nợ của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) liên quan đến đại dịch - đang đối mặt hoặc có nguy cơ cao lâm vào tình cảnh nợ.
Hơn nữa, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và lạm phát gia tăng, cùng với điều kiện tài chính thắt chặt hơn ở các nước giàu, đang thúc đẩy dòng vốn từ các nền kinh tế đang phát triển, buộc các nước này phải phá giá đồng nội tệ và tăng lãi suất.
Hiện nay, việc tìm kiếm một giải pháp toàn cầu thực sự cho những vấn đề này là rất quan trọng. Trong các cuộc khủng hoảng nợ trước đây, các nước giàu đã sử dụng IMF và WB để đẩy gánh nặng điều chỉnh sang các nền kinh tế đang phát triển, yêu cầu các nước này phải tiến hành cải cách trước khi được nhận hỗ trợ. Nhưng lực lượng mạnh mẽ nhất đang làm lung lay các nền kinh tế thu nhập thấp và nợ nần hiện nay là toàn cầu và nằm ngoài tầm kiểm soát của họ - và IMF và WB phải tổng hợp các nguồn lực và hợp tác để giải quyết chúng.
Hai yếu tố cốt lõi rất quan trọng để quản lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở các nước đang phát triển là: Các quốc gia giàu mạnh phải kiềm chế các chính sách thương mại, tài khóa và tiền tệ bất bình đẳng, gây ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế đang phát triển; và họ phải sử dụng các nguồn lực tổng hợp của mình trong IMF và WB để hành động nhanh chóng và vô điều kiện nhằm ngăn chặn thảm họa.
Những thách thức mà các nước nghèo phải đối mặt là chưa từng có. Và điều đó có nghĩa là phản ứng hợp tác từ các nền kinh tế giàu có cũng phải như vậy.
Tin liên quan
Hải quan Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nối, hợp tác toàn diện
10:28 | 15/11/2024 Hải quan
Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra
10:29 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt- Trung
18:33 | 29/07/2024 Kinh tế
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics