Sản xuất nhỏ lẻ “cản chân” tôm Việt
CPTPP đang mở đường cho tôm Việt vào Canada | |
Tôm Việt bị cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Nhật Bản | |
Mỹ công bố thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam về 0% | |
Tôm Việt Nam rộng cửa vào Nhật Bản |
Ngành tôm đang hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2025. Ảnh: ST. |
Khó truy xuất nguồn gốc
Trong 3 tháng đầu năm, XK tôm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, giảm 11% về lượng và giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 67,7 nghìn tấn với trị giá 611,3 triệu USD. Trong thời gian tới, XK tôm được dự báo sẽ tiếp tục chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Những khó khăn của ngành tôm đến từ nhiều phía. Điển hình như nhiều cường quốc nuôi tôm lên kế hoạch phát triển nuôi mạnh như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, dẫn đến xu thế nguồn cung cao và giá tôm chưa thể tăng trong những tháng đầu năm… Tuy nhiên, nhìn về sâu xa, bao quát, đặc biệt là khi đặt ngành tôm Việt trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay, ông Trần Đình Luân-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Ngành tôm Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng đang gặp thách thức lớn về biến đổi khí hậu. Muốn tăng diện tích nuôi tôm đòi hỏi đầu tư về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị. Ngoài ra, sản xuất nhỏ lẻ hiện còn chiếm 70-80% diện tích ngành sản xuất tôm. Thực trạng này dẫn đến khó khăn trong hội nhập, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. “Với bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ, liên kết kém, khó khăn về nguồn tôm bố mẹ và cơ sở hạ tầng nên giá thành sản xuất ngành tôm cao, sức cạnh tranh hạn chế", ông Luân nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nhận định: Điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm là sản xuất nhỏ lẻ. Khi sản xuất nhỏ lẻ thì không truy suất được nguồn gốc, dẫn tới không có chứng nhận quốc tế. "Chúng ta rất khó bán hàng với tình trạng trên. Giấy thông hành bán tôm ra thị trường quốc tế và các nước lớn là phải có chứng nhận quốc tế. Mỗi thị trường có những chứng nhận quốc tế khác nhau. Người dân sản xuất nhỏ lẻ thì không thể có được những giấy chứng nhận đó", ông Quang nói.
Thúc liên kết ngành
Tại Quyết định 79/QĐ-TTg ngày 18/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, mục tiêu kỳ vọng đặt ra đến năm 2025 là giá trị XK tôm đạt 10 tỷ USD; trong đó 8,4 tỷ USD là tôm thẻ và tôm sú. Để đạt được những con số này cần sự nỗ lực không nhỏ, đặc biệt là phải giải quyết tốt câu chuyện sản xuất nhỏ lẻ hiện nay.
Ông Trần Đình Luân thông tin thêm: Theo dõi 74 chuỗi liên kết sản xuất tôm ở ba tỉnh Ca Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng cho thấy lợi nhuận tăng, chi phí đầu tư giảm 10-30% và giá bán ra ổn định. “Liên kết ngành là tất yếu, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp. Mong rằng thời gian tới, ngành tôm sẽ thử nghiệm chuỗi liên kết hoàn chỉnh từ vật tư đầu vào, nhà khoa học đến DN, ngân hàng... Chúng tôi cũng muốn có cơ chế bảo hiểm gắn vào chuỗi liên kết để tăng thương hiệu và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam", ông Luân nhấn mạnh.
Đứng từ góc độ DN, ông Quang đưa ra phân tích cụ thể hơn: DN đã nhiều năm đi tìm lời giải cho bài toán liên kết chuỗi nuôi tôm. Đầu tiên, DN tiến hành mua đất, thuê đất để nuôi tôm nhưng không được. Sau đó, DN thành lập công ty cổ phần để người nông dân góp đất nuôi tôm cũng không được. Cuối cùng, Minh Phú đi đến giải pháp thành lập công ty cổ phần xã hội. Theo đó, tất cả những người nuôi tôm sẽ góp đất, nuôi và bán sản phẩm trên chính mảnh đất của mình. Như vậy, một hộ nuôi tôm coi như ao nuôi tôm của DN lớn và vấn đề truy xuất nguồn gốc để cấp giấy chứng nhận quốc tế có thể được giải quyết.
Dù vậy, ông Quang cũng nêu DN phải đối mặt khó khăn nhất định khi triển khai liên kết ngành theo hình thức này. Cụ thể, DN xã hội bị vướng quy định của Luật Chứng khoán. “Các công ty cổ phần từ 100 cổ đông trở lên, vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng phải hoạt động theo Luật chứng khoán. Trong khi đó, DN xã hội không bắt buộc người dân đóng cổ phần mà do người dân tự nguyện. Khi làm ăn tốt họ tham gia, không tốt thì họ ra đi. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ là các DN xã hội không chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán", ông Quang nói.
Tin liên quan
Tôm Việt chiếm ưu thế tại thị trường Hàn Quốc
11:58 | 15/12/2022 Kinh tế
Tôm Việt dẫn đầu xuất khẩu sang canada
18:27 | 30/09/2020 Nhịp độ phát triển
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Có giá 1,849 tỷ đồng, Kia New Carnival bứt phá với công nghệ Hybrid
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics