Sẵn sàng đưa vải thiều xuất ngoại
Vải thiều, xoài Việt được chào bán tại 350 siêu thị Aeon tại Nhật Bản | |
Lần đầu vải thiều Việt Nam nhập khẩu chính ngạch vào Hà Lan, 18 euro/kg | |
Thêm kênh nhập khẩu vải thiều Việt Nam vào Nhật Bản |
Dự báo, chất lượng trái vải năm 2022 ngon nhất từ trước tới nay. Ảnh: N.Thanh |
Đảm bảo chất lượng, an toàn
Theo ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2022 tình hình thời tiết diễn biến hết sức thuận lợi, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển vải thiều, dự báo chất lượng trái vải ngon nhất từ trước tới nay. Diện tích vải năm 2022 của Bắc Giang tiếp tục duy trì 28.300 ha với sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn, thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 20/5 - 20/7.
Tỉnh Bắc Giang đã và đang tập trung chỉ đạo các vùng trồng vải sản xuất đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn, đặc biệt tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 149 mã số vùng trồng XK sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, tỉnh cũng duy trì 300 cơ sở đóng gói phục vụ đủ nhu cầu XK sang thị trường Trung Quốc; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các DN, hợp tác xã, nhà vườn, thương nhân tham gia XK tuân thủ, đáp ứng yêu cầu về Biện pháp quản lý thực phẩm xuất nhập khẩu (Lệnh 249) và Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (Lệnh 248) của Hải quan Trung Quốc; tổ chức hướng dẫn các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện đầy đủ, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ XK sang thị trường Trung Quốc năm 2022.
Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, vụ vải năm 2022, đối với thị trường xuất khẩu, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy XK vào các thị trường đã hợp tác những năm qua như: Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan...; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các thị trường tiêu thụ mới, tiềm năng. Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích các DN mở gian hàng vải thiều trên các sàn thương điện tử trong và ngoài nước như: Amazon, Alibaba, Sendo, Postmart, Voso; thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, Zalo.
“Tại thị trường nội địa, tỉnh cũng sớm trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các DN, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các DN công nghệ lớn (Viettel, VNPT…) để tăng cường tổ chức giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số”, ông Tấn nói.
Hải Dương là vựa vải lớn thứ hai cả nước. Sản lượng vải toàn tỉnh năm nay ước đạt hơn 60.000 tấn. Toàn bộ diện tích vải đều được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP. Năm nay, Hải Dương có gần 5.000 tấn vải đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn XK sang các thị trường đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản.
Bà Trịnh Thị Nguyên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) cho biết: toàn huyện có hơn 3.200 ha vải. Dự kiến sản lượng vụ vải năm nay cao hơn từ 5-10% so với năm 2021. Do đặc điểm thời tiết năm nay, thời gian cho thu hoạch vải dự kiến muộn hơn khoảng 7-10 ngày. Do đó, trà vải u hồng, tàu lai cho thu hoạch từ khoảng 25/5–5/6; trà vải chính vụ cho thu hoạch từ 10–25/6. Hiện nay toàn huyện đã sẵn sàng cho việc thu hoạch và XK vải.
Đề nghị phân luồng ưu tiên xuất khẩu
Để XK vải thiều sang thị trường Trung Quốc thuận lợi, ông Phan Thế Tuấn đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh giúp tổ chức điểm cầu và tham dự Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang dự kiến tổ chức vào ngày 25/5 tới; đồng thời, tạo điều kiện bố trí, hướng dẫn khu vực trung chuyển, khu vực riêng cho người, phương tiện vận chuyển vải thiều của tỉnh Bắc Giang trong quá trình chờ thông quan tại khu vực cửa khẩu.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức phân luồng ưu tiên XK vải thiều tại khu vực các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và có ý kiến với các địa phương phía Trung Quốc tạo điều kiện mở luồng xanh ưu tiên, mở lại cửa khẩu Cốc Nam và Chi Ma.
Đến thời điểm hiện tại, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đã đồng ý cho 103 thương nhân (đều mang quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều tại Bắc Giang. Ngoài số thương nhân trên, địa phương đang đề xuất thêm 96 thương nhân Trung Quốc được sang Bắc Giang thu mua vải thiều (năm 2021 có 190 thương nhân Trung Quốc).
“Đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng quản lý cửa khẩu tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn thủ tục nhập cảnh đối với các thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, đàm phán thu mua vải thiều; phối hợp cử đầu mối tham gia Tổ công tác hỗ trợ XK vải thiều Bắc Giang”, ông Phan Thế Tuấn nói.
Tại buổi làm việc trực tuyến giữa lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang và ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Công sứ, Phụ trách Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vừa diễn ra, ông Hồ Toả Cẩm nhấn mạnh: “Năm nay phía Trung Quốc tiếp tục siết chặt hơn công tác phòng, chống dịch Covid-19, song phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cam kết cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tỉnh Bắc Giang XK vải thiều sang Trung Quốc. Để hoạt động tiêu thụ vải thiều thuận lợi, phía Trung Quốc sẽ chuẩn bị đủ số lượng đầu xe kéo hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng như bố trí bãi đỗ xe dành riêng cho các xe chở vải thiều của Bắc Giang...”.
Tuy nhiên, vị này cũng nêu rõ, tỉnh Bắc Giang cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 khi XK vải thiều; đề nghị các quy trình chăm sóc, sản xuất, tiêu thụ vải thiều phải đảm bảo an toàn, nhân viên hái vải, lái xe chở vải phải được quản lý chặt chẽ và có xét nghiệm PCR đảm bảo không mắc Covid-19.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK