Sách tham khảo: Nhiều "sạn" và "buông lỏng quản lý"
Nhiều kiểu lỗi
Gần đây nhất, trong chương trình "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời", tối ngày 24-11-2013, một phụ huynh gửi tới Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận một vấn đề là trong STK con họ đang sử dụng có câu hỏi: “Nam năm nay 4 tuổi, bố Nam gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi?” hay “Em có 5 ngón tay. Em chặt bớt 2 ngón. Hỏi còn mấy ngón?”
Vị phụ huynh cho biết mình vô cùng lo sợ, bức xúc khi đứng trước những đề toán phi giáo dục, phi nhân tính này và đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ làm thế nào để tôi yên tâm?"
Trước đó, dư luận cũng rất bức xúc khi cuốn sách “Phép cộng trừ trong phạm vi 100 đo thời gian cho học sinh lớp 1” với tên tác giả Hoàng Long đã giả mạo giấy phép của NXB Trẻ để lưu hành bất hợp pháp trên thị trường. Đây chính là cuốn sách có nội dung rất kinh dị với bài toán “Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi 2 ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay”.
Cuốn sách “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” do NXB Mỹ thuật liên kết với Công ty Đinh Tỵ ấn hành đang gây xôn xao dư luận vì nội dung phản cảm. Trang 17 có bài đồng dao “Ông Nhăng lấy bà Nhăng” với nội dung: “Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/ Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi/ Ông Nhăng bảo để mà nuôi/ Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro...”. Đáng lưu ý, mặc dù NXB đã phát hiện sai sót nhưng cuốn sách vẫn được lưu hành trên thị trường.
Không những chỉ có những nội dung giáo dục không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà hiện một số STK còn mắc những sai sót nghiêm trọng liên quan đến yếu tố chính trị. Vừa qua cuốn sách "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" do NXB Dân trí phát hành đã in nhầm hình cờ Trung Quốc lên sách. Hay một số cuốn STK khác không thể hiện rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
"Phải thẳng thắn thừa nhận tình trạng nhiều NXB có tư tưởng hiện sắp đến năm học mới rồi, phải in ngay sách để đón đầu, rồi móc nối với các cơ sở giáo dục để tìm đầu ra, thu lợi nhuận về. Từ đó sẽ có một loại sách chạy theo thị trường, bỏ qua chất lượng", ông Nguyễn Ngọc Bảo- Phó Cục trưởng Cục Xuất bản- Bộ thông tin và Truyền thông nói.
Buông lỏng quản lý?
Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: Luật Xuất bản hiện hành không hề có quy định đâu là STK, đâu là SGK, đâu là sách phục vụ học tập cũng như sách phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng. Luật Xuất bản chỉ quy định đó là xuất bản phẩm, có những nội dung phục vụ các đối tượng cụ thể.
Cũng theo ông Bảo, đối với SGK, đương nhiên phải tuân thủ theo chương trình giáo dục đã được Quốc hội phê chuẩn . Còn STK thì có rất nhiều loại nhưng thực tế lại chưa có một chuẩn nào quy định rõ đâu là STK và việc xuất bản STK phải thực hiện theo các quy trình riêng.
Để quản lý STK, theo ông Bảo, cần phải có sự vào cuộc thực sự, của cả cơ quan quản lý là Cục Xuất bản, cả cơ quan chuyên môn là Bộ GD-ĐT.
"Theo tôi, để làm tốt công tác quản lý xuất bản đối với STK, các cơ quan chức năng cần có quy định điều kiện tối thiểu để làm STK đối với một nhà xuất bản. Ví dụ như cần có quy định về đội ngũ biên tập viên đủ về số lượng và đúng về chuyên môn; quy định chặt chẽ về quy trình biên tập, đọc bản thảo của NXB làm STK. Bên cạnh đó, việc cấp phép xuất bản STK nên chăng cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và tiêu chí của NXB. Đặc biệt, cần có chế tài đối với STK vi phạm những quy định đặt ra. Có như vậy mới siết chặt được việc xuất bản, in ấn STK giáo dục hiện nay", ông Bảo cho biết thêm.
Phát biểu tại một Hội nghị tổng kết của ngành xuất bản gần đây, ông Chu Văn Hòa- Cục trưởng Cục Xuất thừa nhận: Để xảy ra vi phạm là do một số nhà xuất bản đã buông lỏng quản lý trong quy trình biên tập và liên kết, biên tập không kỹ, thiếu nhạy bén chính trị. Có trường hợp đối tác liên kết đã phát hành sách ra thị trường trong khi nhà xuất bản chưa ký phát hành và nộp lưu chiểu theo quy định”.
“Có thể thấy, để xảy ra sai sót là do giám đốc, tổng biên tập, biên tập viên chưa xác định hết vai trò, trách nhiệm của mình, chưa thực hiện đúng chức năng của mình trong quá trình xuất bản nói chung và thực hiện liên kết nói riêng", ông Hòa cho biết thêm.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do chưa có một quy định hay chế tài cụ thể nào để quản lý tình trạng trên. "Với những đầu sách xuất bản cho trẻ em, cụ thể là STK học tập thì cần đổi mới trong cách quản lý, có sự kiểm định của Bộ GD-ĐT thay vì cấp phép tràn lan như hiện nay. Các tác giả, NXB, Cục Xuất bản đều phải có hình thức kỷ luật cao hơn, nhằm nâng cao tính trách nhiệm của người viết. Nếu tác giả không tự đề cao trách nhiệm cá nhân của mình thì cần có chế tài nặng", ông Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiến nghị.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Công văn số 2372/BGDĐT-GDTrH về sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông. Về sử dụng STK, Bộ GD-ĐT yêu cầu người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm về danh mục STK lưu hành trong đơn vị mình. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục phổ thông tuyệt đối không được thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc giới thiệu, quảng bá, vận động mua, phát hành STK tới học sinh hoặc cha mẹ học sinh dưới bất kỳ hình thức nào. |
Minh Châu
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK