Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài cuối: Khuyến nghị 6 giải pháp để phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Ông Ketut Ariadi Kusuma, Chuyên gia cao cấp lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới. |
Xin ông cho biết kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về quản lý TPDN?
Kinh nghiệm về quản lý thị trường TPDN ở mỗi quốc gia là khác nhau, do mỗi quốc gia có các điều kiện, đặc thù và định hướng phát triển riêng. Tuy nhiên, những quốc gia đạt được thành công trong phát triển thị trường TPDN đều có những yếu tố sau: sự hiện diện một số lượng đủ các công ty có chất lượng, có nhu cầu huy động vốn thực sự để phục vụ phát triển; sự hiện diện của các nhà đầu tư trong nước cả tổ chức và cá nhân – những người có tiền tiết kiệm; hệ thống tài chính hỗ trợ với nền tảng là cơ sở pháp lý vững mạnh và định hướng thị trường tốt; khuôn khổ thể chế và quản lý, giám sát thị trường vốn vững mạnh, bao gồm việc có các tổ chức quản lý giám sát uy tín với chiến lược chặt chẽ và cấu trúc hạ tầng thị trường hiệu quả.
Các quốc gia thành công trong phát triển thị trường TPDN thường có 3 kênh thị trường gồm: thị trường đại chúng, thị trường riêng lẻ và thị trường kết hợp.
Ở thị trường đại chúng, tất cả nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận TPDN, nhưng đòi hỏi các tiêu chuẩn cao về công bố thông tin và chất lượng tín dụng nhằm bảo vệ công chúng đầu tư. Ở thị trường riêng lẻ thuần tuý, các trái phiếu chỉ được mua bởi số ít các nhà đầu tư có trình độ cao, biết rõ về các tổ chức phát hành. Giao dịch diễn ra trên thị trường này không chuẩn hoá, do tuỳ thuộc vào những nhu cầu cụ thể của các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư trong mỗi giao dịch. Thị trường kết hợp có một số đặc tính của cả hai thị trường nêu trên, có một số quy định nhưng vẫn còn tương đối lỏng lẻo để không gây những trở ngại về tiếp cận thị trường cho các tổ chức phát hành.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình phát triển của thị trường TPDN tại Việt Nam?
Thị trường TPDN của Việt Nam đã có đủ các yếu tố với cung và cầu mạnh. Điều này được minh chứng qua mức tăng trưởng trung bình hằng năm trên 40% trong những năm qua. Thị trường TPDN đã tăng lên, chiếm hơn 15% của GDP trong năm 2020 từ mức 5% vào năm 2015.
Đặc biệt, chính sách về phát triển thị trường TPDN đang đi đúng hướng. Những điểm yếu trong khuôn khổ pháp lý, tạo thành kẽ hở pháp luật đã được khắc phục trong Luật Chứng khoán mới cùng các Nghị định hướng dẫn thi hành, nếu không sẽ tạo thành mối quan ngại về bảo vệ nhà đầu tư và rủi ro hệ thống tiềm ẩn. Hơn nữa, thị trường đã có sự phân biệt rõ ràng giữa thị trường đại chúng với thị trường niêm yết và thị trường riêng lẻ. Nhưng trong tương lai, khuôn khổ quản lý và giám sát vẫn cần phải tiếp tục được cải thiện.
Ông có khuyến nghị gì với các cơ quan chức năng Việt Nam về việc phát triển và quản lý thị trường TPDN?
Theo tôi, có một số lĩnh vực cần cải thiện để phát triển hơn nữa thị trường TPDN.
Thứ nhất, cần nhất quán quy trình phát hành trên thị trường đại chúng. Hiện những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không có kiến thức sâu rộng về trái phiếu cũng như các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nên cần sự phê duyệt của cơ quan quản lý là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trước khi TPDN được bán ra cho công chúng đầu tư. Quy trình phê duyệt của cơ quan quản lý mất từ 3-6 tháng có thể làm giảm tính hấp dẫn của TPDN, nên thời gian phê duyệt cần được giảm xuống mức tối thiểu. Quy trình phê duyệt phát hành trái phiếu cũng cần phải đồng bộ với quy trình phê duyệt niêm yết tại Sở GDCK để trái phiếu có thể được giao dịch ngay sau khi phát hành, nếu có trễ thì chỉ một vài ngày.
Thứ hai, cần nâng cao các tiêu chuẩn công bố thông tin một cách toàn diện về tổ chức phát hành cũng như TPDN để giúp cải thiện quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. Việc công bố thông tin trên thị trường trái phiếu riêng lẻ càng cần được nâng cao do thị trường này ít minh bạch và chuẩn hoá.
Thứ ba, cần sử dụng xếp hạng tín nhiệm để nâng cao tính minh bạch. Với tất cả các yếu tố khác không đổi, công ty minh bạch hơn thường có xếp hạng tín nhiệm tốt hơn, công ty có xếp hạng tốt hơn sẽ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Việt Nam vẫn chưa có TPDN nào được xếp hạng tín nhiệm dù một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã được cấp phép hoạt động. Hơn nữa, cần áp dụng việc phân biệt đối xử giữa TPDN được xếp hạng và TPDN không được xếp hạng để khuyến khích sử dụng xếp hạng tín nhiệm.
Thứ tư, cần mở rộng cơ sở nhà đầu tư đa dạng hơn về cả số lượng và chủng loại, giúp tăng tính thanh khoản và sự hấp dẫn của thị trường trái phiếu. Hiện nay, các ngân hàng vẫn đang “độc chiếm” thị trường này, nhưng đã có sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường. Thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư và các quỹ hưu trí tự nguyện thông qua khuôn khổ chính sách và quản lý hỗ trợ cho thị trường sẽ giúp phát triển thị trường TPDN hiệu quả hơn trong việc huy động nguồn tiết kiệm vào đầu tư sinh lời.
Thứ năm, cần nâng cao tổ chức và thanh khoản thị trường thứ cấp. Những nỗ lực đặc biệt để thúc đẩy hơn nữa hoạt động của thị trường sơ cấp và minh bạch trong giao dịch có thể là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Thông tin giao dịch tập trung cũng là điều quan trọng, dù là khi các giao dịch được thực hiện thoả thuận song phương hoặc OTC. Những hệ thống giao dịch khác nhau có thể được sử dụng cho các trái phiếu với những đặc tính khác nhau.
Thứ sáu, cần khuyến khích phát triển sản phẩm mới, công cụ mới để thoả mãn những nhu cầu huy động vốn khác nhau. Ví dụ, nhu cầu phát triển hạ tầng ở Việt Nam là cao, việc xây dựng khuôn khổ TPDN các dự án hạ tầng sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Tương tự, thị trường TPDN có thể có ích trong giảm nhẹ những áp lực đối với hệ thống ngân hàng thông qua chứng khoán hoá…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics