Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp- Bài 1: Kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế
Trái phiếu chính phủ: Kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của ngân sách nhà nước | |
“Lực đẩy” tiếp sức nền kinh tế | |
Để kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế |
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Ảnh: ST |
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã góp phần làm giảm bớt áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Ông Phan Linh, chuyên gia chứng khoán: Ở các nước, thị trường TPDN phát triển rất rộng, có sân chơi riêng và có thể có sàn giao dịch giống như sàn giao dịch chứng khoán. Đây là hướng đi chuyên nghiệp. Trên sân chơi ấy, các trái phiếu phải được xếp hạng tín nhiệm thông qua các tổ chức xếp hạng uy tín được nhà nước cấp phép. Với những nhà đầu tư không chuyên, họ có thể hoàn toàn dựa vào đánh giá, xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này để ra quyết định đầu tư và việc giao dịch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu có sàn giao dịch riêng cho TPDN.
|
Tăng trưởng mạnh về quy mô và giá trị
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính, thị trường trái phiếu, trong đó có thị trường TPDN, đã hình thành và từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Chính phủ, các ngân hàng chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương và các DN. Bắt đầu hình thành từ năm 2000, thị trường TPDN có hai cấu phần: TPDN phát hành ra công chúng và TPDN phát hành riêng lẻ. Nhưng phải từ năm 2011, thị trường TPDN mới thực sự phát triển. Cùng với sự hoàn thiện dần về khung khổ pháp lý, sự đa dạng về sản phẩm, hàng hóa, sự phát triển của các định chế trung gian,… giai đoạn 2011-2020, thị trường trái phiếu có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó, thị trường TPDN đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường trái phiếu nói chung (24%/năm). Quy mô thị trường TPDN cũng liên tục tăng trưởng, đặc biệt là từ năm 2018 trở lại đây.
Báo cáo thường niên thị trường trái phiếu Việt Nam của Bộ Tài chính cho thấy, nếu như năm 2011, quy mô thị trường TPDN đạt 3,75% GDP thì năm 2019 quy mô của thị trường TPDN có sự tăng trưởng mạnh so với các năm trước, tăng khoảng 31,2% so với năm 2018, đạt khoảng 10,85% GDP. Con số này cho thấy các DN đã ngày càng quan tâm đến kênh phát hành trái phiếu để huy động vốn bên cạnh kênh vay vốn tín dụng ngân hàng. Quy mô thị trường TPDN ước tính đạt hơn 15% GDP vào năm 2020.
Như vậy, sự tăng trưởng của thị trường TPDN đã vượt xa mục tiêu được đưa ra tại Quyết định 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 là quy mô thị trường TPDN đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020.
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, TPDN là kênh dẫn vốn rất quan trọng đối với DN cũng như nền kinh tế, đặc biệt là trong thời điểm này, khi mà các DN không có quá nhiều sự lựa chọn vì việc phát hành cổ phiếu ra công chúng không phải DN nào cũng đủ điều kiện, dòng tín dụng ngân hàng đã hạn chế vốn trung dài hạn vào BĐS.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, về giá trị phát hành, trong giai đoạn 2011-2018, tổng khối lượng TPDN phát hành đạt 643.524 tỷ đồng, bình quân khối lượng phát hành khoảng 80.440 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2019, tổng khối lượng TPDN phát hành đạt 332.852 tỷ đồng, trong đó, phát hành riêng lẻ đạt 309.352 tỷ đồng, chiếm 92,9% khối lượng phát hành, phát hành ra công chúng khoảng 23.500 tỷ đồng, chiếm 7,1%. Năm 2019 cũng ghi nhận, Việt Nam đã có một DN phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với khối lượng 300 triệu USD.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, 4 năm trở lại đây, khối lượng phát hành TPDN thành công đã vượt khối lượng trái phiếu Chính phủ. Mặt khác, những năm trước, bên cạnh các chính sách nới lỏng về điều kiện, thủ tục phát hành…, Việt Nam còn cho TPDN chọn phương thức phát hành là trái phiếu riêng lẻ được chào bán ra công chúng cho cả các nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường thứ cấp sau 1 năm kể từ ngày phát hành. Đây chính là quyết định gây bùng nổ thị trường trái phiếu DN trong giai đoạn 2019-2020.
“Chúng ta khơi thông được kênh dẫn vốn, thị trường TPDN dần được hình thành, hòa chung vào thị trường vốn và thị trường tài chính. DN có thể lựa chọn kênh dẫn vốn trái phiếu với nguồn vốn trung và dài hạn, lãi suất ổn định. Từ đó, DN mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp, các hoạt động đầu tư kinh doanh có tính chất dài hạn, giúp nền kinh tế phát triển”, ông Đỗ Ngọc Quỳnh nói.
Giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, số liệu tổng hợp trên HNX cho thấy, tổng kết năm 2020, tổng giá trị TPDN phát hành thành công là 368.000 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên thị trường TPDN vượt thị trường trái phiếu Chính phủ về khối lượng phát hành (năm 2020, lượng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành đạt 333.000 tỷ đồng).
Dưới góc độ DN phát hành, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, năm 2020, các tổ chức tín dụng và các công ty bất động sản vẫn là 2 loại hình có giá trị phát hành trái phiếu lớn nhất, lần lượt chiếm 34% và 29% tổng giá trị phát hành.
Theo các chuyên gia, tuy không mới mẻ, nhưng vài năm trở lại đây, thị trường TPDN mới phát triển rõ nét, đặc biệt là trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạn chế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản dẫn tới các DN BĐS đẩy mạnh huy động vốn thông qua kênh TPDN.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, TPDN không chỉ là kênh huy động vốn quan trọng cho DN mà còn là công cụ để giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, bởi theo số liệu của NHNN, dư nợ của nền kinh tế trên GDP là rất lớn, khoảng 150% GDP và phần lớn đến từ hệ thống ngân hàng.Trong bối cảnh đó, TPDN mở ra lối thoát mới, thay vì đến ngân hàng vay vốn, các DN tự phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Theo nghiên cứu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fiin Ratings, thực tế trong 2 năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn như Novaland (NVL), Vinhomes (VHM), Bất động sản An Gia (AGG), Bất động sản Thế Kỷ (CRE)… đã tích cực chuyển dịch cơ cấu vốn vay từ ngân hàng sang kênh TPDN. Cụ thể, trong cơ cấu nợ vay của Tập đoàn Novaland năm 2019, nợ vay từ TPDN chiếm 37%, năm 2020 là 53%. Con số này của Vinhomes lần lượt từ 57% lên 63%. Với Bất động sản An Gia và Bất động sản Thế Kỷ, 100% nợ vay năm 2019 là vay ngân hàng, nhưng năm 2020, nợ vay từ TPDN của 2 DN trên lần lượt là 50% và 55%.
Ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết, giai đoạn trước, DN chú trọng và phụ thuộc nguồn vốn tín dụng là chủ yếu, nhưng do room tín dụng về ngành hạ tầng giao thông ngày càng hạn chế, ngân hàng siết cho vay dự án BOT.
“Vì vậy, đây là thời điểm triển khai phương án phát hành TPDN để thực hiện các dự án giao thông theo hình thức đối tác công tư PPP. Trong tháng 9, 10 tới đây, Đèo Cả sẽ phát hành TPDN để thực hiện các dự án giao thông vừa trúng thầu. Trong đó, có nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Điển hình là, dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo - một dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư 9.000 tỷ đồng, dự án Hữu Nghị - Chi Lăng khoảng 7.500 tỷ đồng, dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh 12.000 tỷ đồng...”, ông Trần Văn Thế nói.
Theo nhận định của Fiin Ratings, kênh TPDN sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho chiến lược tái cấu trúc vốn và đa dạng hóa nguồn huy động cho các DN. Do dòng tiền trong ngắn hạn của DN bị suy yếu bởi tác động của dịch bệnh, DN cần thêm thời gian và vốn để hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tái cấu trúc nợ, trong khi đó ngân hàng khó đáp ứng đủ vốn dài hạn cho DN. Do vậy, việc tiếp tục tìm đến nguồn vốn dài hạn từ kênh TPDN là điều sẽ tiếp diễn trong năm 2021.
(Bài 2: Những rủi ro tiềm ẩn )
Với bối cảnh tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức bình quân 13,7% trong 5 năm qua, kênh huy động qua TPDN đã góp phần làm cho hệ thống ngân hàng phát triển tốt và lành mạnh hơn bất chấp những khó khăn do Covid-19, cũng như giúp giải quyết vấn đề sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đã tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua. Thực tế, cơ cấu cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể, từ mức 50,3% tổng dư nợ trong năm 2015 về mức 48,1% vào cuối năm 2020. (Theo Báo cáo Triển vọng thị trường TPDN năm 2021 của FiinRatings)
|
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics