Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài 2: Những rủi ro tiềm ẩn
Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp- Bài 1: Kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế |
Chỉ số ít TPDN được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, còn phần lớn TPDN được bảo lãnh phát hành Ảnh: ST |
Những dấu hiệu rủi ro trên thị trường TPDN
Với cơ chế lãi suất cạnh tranh, không bị ràng buộc, thị trường TPDN nhanh chóng hút dòng tiền và có sự phát triển nhanh. Sự dịch chuyển dòng tiền đã khiến thị trường TPDN phát triển “nóng” trong giai đoạn 2017-2020 và bộc lộ rõ những hạn chế, rủi ro cần được nhận diện và điều chỉnh bởi cơ quan quản lý để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.
Thời gian qua, việc phát hành TPDN chủ yếu là qua hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ, tỷ lệ trái phiếu phát hành ra công chúng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các ngân hàng thương mại (NHTM) và DN bất động sản là những tổ chức phát hành chính trên thị trường. Theo Fiin Rating, năm 2020, các DN bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất với giá trị 162 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,5% tổng giá trị phát hành. NHTM và các tổ chức tài chính chiếm 31,6% tổng giá trị phát hành.
Trên thực tế, để hút vốn, nhiều DN phát hành trái phiếu với lãi suất cao, trung bình ở mức gấp 1,5 lần, thậm chí gấp 2 lần lãi suất huy động của ngân hàng trong khi không có tài sản đảm bảo, không có đơn vị bảo lãnh phát hành, tín nhiệm “sức khỏe” DN cũng không có. Đầu tư vào loại trái phiếu này không khác nào cầm dao đằng lưỡi, bởi nếu DN phát hành gặp khó khăn về dòng tiền thì nhà đầu tư không chỉ cụt lãi mà gốc cũng khó đòi lại được, không chỉ nhà đầu tư hứng chịu rủi ro mà môi trường tài chính cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Số liệu mới cập nhật của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, trong tháng 6/2021, có khoảng 72,4% khối lượng TPDN phát hành không có tài sản bảo đảm, chủ yếu thuộc các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT Fiin Ratings lưu ý, đầu tư TPDN thường phải bỏ tiền ra trong 5-10 năm, thậm chí dài hơn, nếu chỉ nhìn lãi suất cao để đầu tư mà không quan tâm tới tính minh bạch thông tin về DN thì khi gặp vấn đề, nhà đầu tư không biết kêu ai, thậm chí, tính an toàn của hệ thống có thể bị đe dọa.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận TPDN vì họ thấy bóng dáng của ngân hàng đứng đằng sau trái phiếu. Tuy nhiên, chỉ số ít TPDN được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, còn phần lớn TPDN được bảo lãnh phát hành. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về việc DN có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Điều này đồng nghĩa, rủi ro với nhà đầu tư rất lớn nếu DN phát hành vỡ nợ. Chuyên gia này cảnh báo, lượng TPDN đang lưu hành chủ yếu không có tài sản bảo đảm hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu, trong khi cổ phiếu biến động theo thị trường, còn tài sản bảo đảm khác thì nhà đầu tư không có quyền lực thu giữ như ngân hàng.
“Thậm chí, khi DN bị vỡ nợ, tài sản bảo đảm cũng sẽ phải trả theo thứ tự ưu tiên: trả thuế cho Chính phủ; trả lương cho người lao động; trả nợ cho ngân hàng… gần cuối cùng mới đến người mua trái phiếu. Hiện thị trường TPDN đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch bệnh Covid-19 khiến DN không thể hoạt động nhưng vẫn đi vay vốn, và các rủi ro đều đổ dồn vào trái chủ", ông Hiếu lưu ý.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng cho biết: dù thời gian vừa qua chưa thấy tình trạng DN mất khả năng thanh khoản, dẫn đến việc phải xử lý tài sản đảm bảo nhưng những định chế lớn như ngân hàng còn gặp khó khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu thì nhà đầu tư cá nhân bình thường muốn siết tài sản của DN thì không bao giờ có cửa.
Xuất hiện hành vi “lách” quy định của pháp luật
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), trong giai đoạn 2019-2020, Bộ Tài chính đã nhận thấy những dấu hiệu rủi ro trên thị trường TPDN và nhiều lần đưa ra khuyến nghị cho các nhóm đối tượng tham gia thị trường.
“Thực tế, có DN huy động vốn thông qua phát hành rất nhiều trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn với lãi suất cao nhưng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến việc DN không hoàn trả được gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư, gây bất ổn cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung”, ông Nguyễn Hoàng Dương cho hay.
Có một thực tế là cùng với việc tự phát hành TPDN của mình, các ngân hàng cũng là nhóm nhà đầu tư nắm giữ phần lớn TPDN, đồng thời cũng là đơn vị phân phối, bảo lãnh phát hành trái phiếu của các DN khác. Fiin Ratings đưa ra một con số đáng lưu ý, tính đến cuối quý 3/2020, các ngân hàng đang sở hữu 71,5% tổng giá trị TPDN đang lưu hành, con số này của năm 2019 là 75%.
Liên quan vấn đề này, tháng 8/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn gửi các NHTM trong nước yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư TPDN khi một số NHTM có số dư đầu tư TPDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh. Rủi ro được chỉ ra là: số dư đầu tư TPDN vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc; một số NHTM đầu tư trái phiếu với mục đích khác ở mức cao và biến động lớn, khó kiểm soát; một số NHTM tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành trong năm 2019...
Để bảo vệ các nhà đầu tư trước rủi ro, khung pháp lý mới đã siết lại nhiều quy định về TPDN, đơn cử như quy định TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, đã xuất hiện hành vi “lách” các quy định của pháp luật để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với mục đích mua TPDN riêng lẻ nhưng không đánh giá, phân tích được rủi ro, không nắm rõ điều kiện, điều khoản của trái phiếu, trái phiếu có hay không có tài sản đảm bảo, chất lượng tài sản đảm bảo...,đồng thời nhấn mạnh, có hiện tượng tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, NHTM) chào mời, phân phối TPDN không đúng đối tượng là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và các trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết.
Ông Nguyễn Quang Thuân nhận định: nếu nhìn nhận 3-5 năm nữa, rủi ro cho thị trường tài chính Việt Nam chính là cục nợ trái phiếu này. Đây là vấn đề cần theo dõi, hoàn thiện để tránh đổ vỡ, dù quy mô nhỏ nhưng với mức 15% quy mô dư nợ toàn hệ thống thì thị trường TPDN xứng đáng được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Covid khiến nhiều DN đứt gãy dòng tiền.
(Bài 3: Nhà đầu tư cần xác định đúng vị trí của mình theo quy định của pháp luật)
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam: Thời gian qua đã có hiện tượng phát hành TPDN tràn lan với lãi suất cao dù DN kinh doanh khó khăn. Điều này ẩn chứa rủi ro mất khả năng thanh toán của DN phát hành. Một thị trường TPDN phát triển kiểu bản năng, không có nhiều tiêu chuẩn thì sẽ rất rủi ro.
Chuyên gia chứng khoán Phan Linh: Thời gian qua, thị trường TPDN chưa thực sự được kiểm soát chặt chẽ và chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư chưa đủ kiến thức để phân biệt TPDN nào tốt hay không tốt mà chủ yếu dựa vào lãi suất, tên tuổi, uy tín của DN, trái phiếu có tài sản đảm bảo. Rủi ro của nhà đầu tư là TPDN đó có thể được cầm cố bằng các dự án bất động sản hoặc các dự án khác nhưng thanh khoản hoặc giá trị thật của dự án đó có thể không tương xứng với giá trị TPDN mà họ đầu tư.
|
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK