Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài 3: Nhà đầu tư cần xác định đúng vị trí của mình theo quy định của pháp luật
Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài 2: Những rủi ro tiềm ẩn |
Việc hạn chế sự tiếp cận của nhà đầu tư cá nhân sẽ giúp thị trường TPDN trở nên lành mạnh và chuyên nghiệp hơn. Ảnh: ST |
Hoàn thiện nền tảng pháp lý
Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường TPDN khá lớn, tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Tuy nhiên, phía sau con số đó, thị trường TPDN vẫn tiềm ẩn không ít vấn đề bất ổn. Đó là sự quá dễ dãi trong phát hành trái phiếu, không có điều kiện ràng buộc, mạnh ai nấy làm, nhà đầu tư chỉ biết mua bằng niềm tin nhưng vì lãi suất các DN đưa ra quá hấp dẫn so với lãi suất ngân hàng nên dòng tiền vẫn ồ ạt chảy vào TPDN bất chấp rủi ro, thậm chí, thị trường còn ghi nhận không ít trường hợp DN có vốn điều lệ chỉ vài tỷ đồng nhưng lại huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng thông qua phát hành TPDN. Đã không ít lần các chuyên gia và đại diện Bộ Tài chính lên tiếng cảnh báo về nguy cơ mất thanh khoản cả gốc lẫn lãi nhưng dường như lời cảnh báo đó không làm tỉnh “cơn say” trái phiếu của các nhà đầu tư.
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp bách về việc sửa đổi hoặc bổ sung thêm các quy định pháp lý để hoạt động này đi vào khuôn khổ.
Trên tinh thần triển khai Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định, gồm: Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (trong đó có quy định về phát hành TPDN ra công chúng) và Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3 Nghị định mới này đã tạo nên hành lang pháp lý vững chắc để thúc đẩy thị trường TPDN hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch.
Các văn bản pháp lý trên đã phân biệt rõ giữa phát hành TPDN riêng lẻ và phát hành TPDN ra công chúng. Cụ thể, đối với phát hành TPDN ra công chúng, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và Luật Chứng khoán quy định, DN muốn phát hành TPDN ra công chúng phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép và phải được xếp hạng tín nhiệm; hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; … Các điều kiện khắt khe này nhằm hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất cho tất cả các đối tượng nhà đầu tư từ cá nhân đến chuyên nghiệp.
Còn đối với TPDN phát hành riêng lẻ, do Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định chỉ dành cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp - những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và trình độ chuyên môn về chứng khoán - nên tiêu chí đưa ra cũng đơn giản hơn. Đó là phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành; có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định; có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán; đặc biệt, có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Dựa vào các thông số của DN cung cấp, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong đầu tư và giao dịch trái phiếu.
Như vậy, từ sự khác biệt trên, hệ thống pháp lý đã đưa ra hai phương thức quản lý giám sát khác nhau. Cụ thể, việc phát hành ra công chúng phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép và quản lý giám sát, trong khi phát hành riêng lẻ thì không cần sự cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước. DN chỉ cần đáp ứng các điều kiện phát hành, tuân thủ các quy định về phát hành trái phiếu, đồng thời phải thông tin minh bạch, đầy đủ theo quy định pháp luật cho nhà đầu tư. Việc quản lý TPDN phát hành riêng lẻ được thực hiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên thị trường, bao gồm tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh, đấu thầu trái phiếu và tổ chức lưu ký. Thông qua đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ nắm rõ và đầy đủ các thông tin về TPDN phát hành riêng lẻ.
Ngoài ra, để tăng tính thanh khoản của TPDN phát hành riêng lẻ, đồng thời giúp thị trường có thông tin về giao dịch trái phiếu sau khi phát hành, Nghị định 153 đã quy định về việc tổ chức thị trường giao dịch thứ cấp đối với loại trái phiếu này. Hiện Bộ Tài chính đang giao Sở GDCK Hà Nội nghiên cứu xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam để báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Bảo vệ lợi ích các chủ thể trên thị trường
Đánh giá về khung pháp lý mới của thị trường TPDN Việt Nam, ông Ketut Ariadi Kusuma, Chuyên gia cao cấp lĩnh vực tài chính – Ngân hàng thế giới nhận định đây là sự cải thiện rất đáng kể đối với những khung pháp lý trước đây. Những Nghị định mới này đang đưa Việt Nam đến với những thông lệ thực hành tốt nhất của thị trường quốc tế, giúp thị trường ngày càng minh bạch hơn, giảm thiểu rủi ro mang tính hệ thống và góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường TPDN Việt Nam.
Ông Ketut Ariadi Kusuma đánh giá, tiềm năng thị trường TPDN hiện còn rất lớn, nhưng cần có sự cân đối giữa cung và cầu. Hiện nguồn cung đã phát triển rất năng động, song bên cầu, tức người mua trái phiếu vẫn còn hạn chế do mới chỉ có một nhóm nhà đầu tư, chủ yếu là các ngân hàng. Do đó, cần phát triển thêm các nhà đầu tư chuyên nghiệp như các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí…
“Việc đa dạng nhà đầu tư sẽ mang đến những chiến lược, quan điểm khác nhau trên thị trường, từ đó tạo ra sự năng động trong mua bán, trao đổi, giao dịch và hình thành nên thị trường thứ cấp năng động” – ông Ketut Ariadi Kusuma nhận định.
Ở góc độ quỹ đầu tư, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành phụ trách Khối Đầu tư và trái phiếu niêm yết, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital đánh giá, các quy định mới sẽ hạn chế sự tiếp cận của nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường TPDN. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết, giúp thị trường trở nên lành mạnh và chuyên nghiệp hơn. Điều này vừa giúp bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vừa mở ra cơ hội cho các công ty quản lý quỹ vì sẽ thu hút được những khách hàng không thể tiếp cận trực tiếp vào thị trường TPDN thì có thể chuyển sang mua chứng chỉ quỹ của các quỹ trái phiếu.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cũng đánh giá, việc phân biệt rõ hai hình thức phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng theo đúng bản chất rủi ro của từng phương thức sẽ giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn. Qua đó tạo nền tảng cho thị trường TPDN chuyển dần từ lượng sang chất, vừa thực hiện hiệu quả hơn chức năng làm kênh dẫn vốn cho nền kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ vừa bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường.
Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường TPDN, Bộ Tài chính sẽ xây dựng khung pháp lý về TPDN của DN dự án và phát hành trái phiếu xanh. Luật PPP hiện đã có quy định về phát hành trái phiếu của DN PPP, Luật Môi trường cũng đã quy định các lĩnh vực để DN căn cứ vào đó phát hành trái phiếu xanh. Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo hướng dẫn 2 Luật này để trình Chính phủ ban hành. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng sẽ hoàn thiện quy định cơ chế đầu tư của các định chế trung gian tài chính như Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hoàn thiện quy định về quỹ hưu trí tự nguyện; xây dựng cơ sở pháp lý cho sản phẩm chứng khoán hóa…
Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính): Tuân thủ quy định để bảo vệ chính mình Khung khổ pháp lý về TPDN mới sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch của thị trường, trong đó quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng tham gia thị trường. Nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp hiện không còn là đối tượng được đầu tư TPDN riêng lẻ nữa nên phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật. Nếu bằng cách này hay cách khác, nhà đầu tư cố gắng chứng minh mình là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ, khi có rủi ro tổn thất xảy ra thì nhà đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những tổn thất tài chính. Hơn nữa, nếu bị phát hiện những điều không trung thực trong việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Nghị định cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của nhà đầu tư khi đầu tư vào TPDN, mọi phân tích rủi ro đều do nhà đầu tư chịu trách nhiệm và Chính phủ không đảm bảo về việc DN phát hành TPDN không thanh toán được nợ gốc và lãi đến hạn. Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ như tổ chức tư vấn phát hành, đấu thầu bảo lãnh, tổ chức lưu ký, Luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm. Do đó, khi cung cấp dịch vụ phải tuyệt đối tuân thủ, phải cung cấp đầy đủ thông tin về DN phát hành, trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư; tổ chức đấu thầu bảo lãnh; tư vấn theo đúng các điều kiện và quy trình của phát hành trái phiếu. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cũng phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định của Luật Chứng khoán và các nghị định hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về xác nhận của mình.
|
(Bài 4: Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp - Trả lại sự "trong sạch" cho thị trường)
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics