Facebook Twitter youtube Tiktok

Quyết liệt hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 16 tỷ USD

(HQ Online) - Từng bước chủ động nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc nhập khẩu để thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi biển của Việt Nam phát triển bền vững là yếu tố quan trọng giúp hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD vào năm 2030.
Xuất khẩu thủy sản sang Ấn Độ tăng hơn 138%
Thụy Sỹ chỉ tự túc được 12% thủy sản, cơ hội lớn cho hàng Việt
Khả năng cao xuất khẩu thuỷ sản cả năm sẽ đạt 10 tỷ USD
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Fimex Việt Nam. 	Ảnh: TL
Cả năm 2022, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD. Ảnh: TL

Phụ thuộc thức ăn nhập ngoại

Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, trị giá xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: từ trước tới nay, nguồn nguyên liệu thuỷ sản chế biến, xuất khẩu chủ yếu dựa vào nuôi trồng và nhập khẩu. Định hướng chung trong thời gian tới là sẽ giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và nhập khẩu.

Nhấn mạnh vào khía cạnh nuôi biển, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển như: đối tượng nuôi phong phú, sản phẩm cho giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, ngành nuôi biển Việt Nam quy hoạch chưa tốt, hoạt động nuôi tự phát. "Trong các khâu, việc sản xuất và cung cấp thức ăn chuyên cho nghề nuôi biển hiện chưa phát triển mạnh, dù đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới giá thành, chất lượng sản phẩm", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Thức ăn cho nuôi biển được cung cấp bởi 2 nguồn chính là sản xuất trong nước và nhập ngoại. Về sản xuất, thức ăn có 2 loại: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phục vụ nuôi cá biển công nghiệp; thức ăn tự chế từ tận dụng các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp, các loài cá tạp được sử dụng khá phổ biến trong nuôi biển, đặc biệt nuôi cá biển và nuôi tôm hùm.

“Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho nuôi biển do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc nhập ngoại nên khó kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc của thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến nghề nuôi biển chậm phát triển”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Tăng sử dụng nguyên liệu nội địa, giảm giá thành

Để thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn tới, giữa tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Những mục tiêu được đặt ra tại Chương trình này khá cụ thể như: đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%/năm.

Đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, giai đoạn tới, đối với tôm nước lợ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm - lúa; tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch của địa phương đối với các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ.

Đối với cá tra, định hướng là tiếp tục phát triển nuôi tại vùng ĐBSCL và các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương...

Ở góc độ phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nêu rõ: sẽ phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp với từng đối tượng nuôi, hình thức, điều kiện nuôi theo hướng giảm phụ thuộc vào bột cá; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bảo vệ môi trường.

Ngành thủy sản cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các yêu cầu của thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm thủy sản.

"Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển các vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện giám sát dư lượng hóa chất, thuốc, kháng sinh; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật và yêu cầu thị trường trong thời gian tới”, ông Trần Đình Luân nói.

Từ đầu năm nay đến hết tháng 9/2022, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6,6 triệu tấn (tăng 2,6% cùng kỳ 2021, đạt 75,6% kế hoạch năm 2022). Trong đó, sản lượng khai thác gần 3 triệu tấn (giảm 2,4%), sản lượng nuôi trồng đạt 3,6 triệu tấn (tăng 7,2%). Trị giá xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,53 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

(HQ Online) - Tại Triển lãm Quốc tế thủy sản được tổ chức vào cuối tuần qua tại TPHCM, chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, có nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị về chỉ tiêu kháng sinh, hạn ngạch xuất khẩu

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị về chỉ tiêu kháng sinh, hạn ngạch xuất khẩu

(HQ Online) - Các doanh nghiệp thủy sản đang gặp một bất cập lớn do quy định "quá nghiêm ngặt" của Nhật Bản so với nhiều quốc gia đối với ngưỡng chấp nhận của chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline trong hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản.
Tận dụng cơ hội xuất khẩu tôm ngay từ đầu năm

Tận dụng cơ hội xuất khẩu tôm ngay từ đầu năm

(HQ Online) - Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến tôm đang tận dụng lợi thế tăng tốc xuất khẩu từ đầu năm.
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

(HQ Online) - Đó là một trong những chủ đề được quan tâm tại họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) diễn ra ngày 19/11.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục duy trì là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhât của nước ta.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD.
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động

QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động

Quan trắc Môi trường lao động là hoạt động kiểm tra, đánh giá các yếu tố trong môi trường làm việc như: tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, bụi, khí độc,... nhằm xác định rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe người lao động… Hoạt động này là yêu cầu bắt buộc đối với
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, đây là “thời khắc vàng” để liên kết các nguồn lực hiệu quả cho phát triển bền vững.
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Trong phiên họp ngày 22/11/2024, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi là cần thiết, phù hợp, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động