Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị về chỉ tiêu kháng sinh, hạn ngạch xuất khẩu
Doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu mong muốn gỡ vướng để gia tăng xuất khẩu Ảnh: S.T |
Vướng chỉ tiêu kháng sinh
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ánh trong công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và đề xuất việc tham vấn, kiến nghị với cơ quan chức năng của Nhật Bản về bất cập trong ngưỡng chấp nhận chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline áp dụng trong kiểm soát thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản
Theo phản ánh của các doanh nghiệp đang xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản- một trong ba thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua - hiện đang có một bất cập lớn do quy định "quá nghiêm ngặt" của Nhật Bản so với nhiều quốc gia đối với ngưỡng chấp nhận của chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline trong hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản.
Điều này đang gây khó khăn và bất lợi rất lớn cho thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, vì loại kháng sinh này vẫn được phép sử dụng trong nuôi thủy sản ở Việt Nam.
Theo tìm hiểu sơ bộ của VASEP và các doanh nghiệp thủy sản, hiện nay, nhiều nước không cấm sử dụng kháng sinh Doxycycline (thuộc nhóm Tetracycline) trong nuôi thủy sản và không kiểm tra dư lượng của kháng sinh này trong sản phẩm thủy sản nuôi nhập khẩu.
Một số thị trường như EU, Trung Quốc, New Zealand có kiểm tra chỉ tiêu này nhưng đều quy định mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) là 100 ppb. Đây là mức được cho là phù hợp, có đánh giá rủi ro, mà thủy sản nuôi có kiểm soát chặt của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được.
Theo ông Trương Đình Hòe, Nhật Bản mới chỉ quy định mức MRL của Doxycycline trong sản phẩm của Bộ Cá vược (Perciformes) là 50ppb và chưa quy định mức MRL đối với các sản phẩm thủy sản khác.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Nhật Bản, đối với các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh chưa có quy định mức MRL sẽ áp dụng chung mức 10 ppb (Uniform limit) cho các chỉ tiêu này. Điều này có nghĩa là ngưỡng chấp nhận tối đa của Nhật Bản đối với chỉ tiêu này trong thủy sản nhập khẩu đang nghiêm ngặt hơn 10 lần, chỉ bằng 1/10 ngưỡng chấp nhận tối đa của nhiều thị trường khác.
Từ vướng mắc trên, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Nhật Bản, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với cơ quan chức năng của Nhật Bản để cơ quan này ban hành các qui định về giới hạn MRL đối với kháng sinh Doxycycline ngang bằng với mức của các quốc gia khác như EU, Trung Quốc, New Zealand đang kiểm soát.
Kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào Hàn Quốc
Ngoài vướng mắc nêu trên, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc cũng đang gặp vướng về hạn ngạch. Theo ông Trương Đình Hòe, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ cuối năm 2015 là một trong các công cụ quan trọng giúp hai nước hiện thực hóa mục tiêu tăng cường hợp tác thương mại song phương thực hiện chiến lược phát triển thương mại kinh tế. Thời gian qua, Hiệp định đã có tác động tích cực tới các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong đó có thủy sản. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng 62% từ 585 triệu USD năm 2015 lên 950 triệu USD năm 2022 và 786 triệu USD năm 2023.
Năm 2024 là năm thứ 10 thực hiện VKFTA. Theo lộ trình, gần hết các dòng hàng thủy sản có mức thuế về 0%. Tuy nhiên, theo cam kết về hạn ngạch, hiện vẫn còn nhóm 7 dòng sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc vẫn chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo cơ chế hạn ngạch (tính tới nay là hạn ngạch miễn thuế hiện là 15.000 tấn/năm). Cụ thể, đối với nhóm này, Hàn Quốc chỉ miễn thuế nhập khẩu cho Việt Nam theo VKFTA cho 15.000 tấn/năm (mức hạn ngạch áp dụng từ năm 2020 trở đi). Khối lượng sản phẩm nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA mà phải chịu mức thuế cơ sở là 20%. Trong khi đó, đối chiếu với biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam cập nhật năm 2024, toàn bộ các dòng hàng thủy sản nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã ở mức 0%. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn mở cửa với thủy sản Hàn Quốc nhưng đổi lại vẫn bị áp hạn ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc.
Với những bất cập trên, ngày 15/4, VASEP đã gửi kiến nghị đến Chính phủ và các bộ ngành xem xét và khởi động việc đề nghị tham vấn với Hàn Quốc để gỡ bỏ hạn ngạch hiện tại đối tôm từ Việt Nam vào Hàn Quốc, để người tiêu dùng Hàn Quốc được tiếp cận nhiều hơn với tôm Việt Nam với giá tốt hơn và đảm bảo sự công bằng cho tôm Việt Nam trong cạnh tranh với các nước khác.
Theo các doanh nghiệp, việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết để bảo vệ thị phần và lợi ích trong lâu dài của tôm Việt Nam tại thị trường này. Từ góc độ pháp lý, đây là một cơ chế đã được dự kiến trong VKFTA với cam kết tại khoản 2 Điều 2.3 Chương 2 Văn kiện VKFTA. Từ góc độ thực tiễn, khả năng đề nghị này được phía Hàn Quốc ủng hộ là rất cao trong bối cảnh Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức lạm phát cao, giá thực phẩm tăng phi mã, Chính phủ Hàn Quốc đã phải chủ động giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng và dường như sẽ sẵn sàng xem xét các giải pháp khác giúp giảm giá thực phẩm nhập khẩu như tham vấn điều chỉnh thuế quan VKFTA.
"Trong ngành chăn nuôi thủy hải sản, doxycycline thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý do các vi khuẩn như Pseudomonas, Edwardsiella, Vibrio, Aeromaonas, Streptococcus gây ra với các triệu chứng bệnh lý như lở loét, gan thận có mủ, đốm đỏ, đốm trắng, xuất huyết toàn thân hoặc xuất hiện tình trạng đỏ vòm miệng", theo Công ty CP Đầu tư liên doanh Việt Anh (VIAVET).
|
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics