Quan trọng là cần quy hoạch vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT). |
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ đề cập rất rõ, một trong những nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT là tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, giảm phụ thuộc vào nguồn NK. Ở góc độ chính sách cũng như kỹ thuật, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai các giải pháp như thế nào để hiện thực hoá nhiệm vụ trên, thưa ông?
Về mặt chính sách, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức suất thuế NK MFN của mặt hàng lúa mỳ dùng làm TACN (mã HS 1001.99.99) từ 3% xuống 0%, giảm thuế suất thuế NK MFN của mặt hàng ngô (mã HS 1005.90.90) từ 5% xuống 3%. Đồng thời, Bộ NN&PTNT đang xây dựng Nghị định của Chính phủ về hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2021-2030, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020.
Để thực hiện Chiến lược này, Bộ NN&PTNT xây dựng 5 đề án gồm: Công nghiệp hóa giống vật nuôi; công nghiệp sản xuất TACN; công nghiệp hóa giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi; công nghiệp hóa chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi khoa học; đổi mới khoa học, công nghệ trong ngành chăn nuôi. Trong đó, Đề án công nghiệp hóa sản xuất TACN sẽ đưa ra những giải pháp tổng thể để đổi mới ngành này, có giải pháp giảm một phần nguồn nguyên liệu TACN NK.
Về mặt kỹ thuật chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần sử dụng các nguyên liệu TACN có sẵn tại địa phương như cám, ngô, sắn… tự phối trộn với thức ăn đậm đặc để giảm giá mua thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Các trang trại chăn nuôi lợn quy mô cần đầu tư công nghệ hiện đại để có thể dự trữ thức ăn vào silo (nơi chứa đựng nguyên liệu cần bảo quản với số lượng lớn-PV) tổng, phân phối đến từng chuồng... Bằng cách này sẽ giảm giá TACN qua việc tiết kiệm bao gói, nhãn mác và “hoa hồng” từ các đại lý phân phối các cấp.
Một số ý kiến cho rằng, quy hoạch vùng nguyên liệu TACN là giải pháp trọng tâm, căn cơ nhất để xoay chuyển tình thế, giảm áp lực phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu TACN NK. Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Yếu tố quan trọng là nhập khẩu nguyên liệu TACN với chi phí thấp nhất Việt Nam có nền kinh tế mở. Việt Nam XK những thứ có lợi thế và NK những mặt hàng không có lợi thế. Nguyên liệu nhập về làm thức TACN hiện nay tập trung chủ yếu ở nhóm ngũ cốc lớn và dầu đạm. Trong đó, ngô, lúa, mì, đậu tương chiếm hơn 70%. Ví dụ, cứ hơn 20 triệu tấn nguyên liệu NK thì Việt Nam nhập về khoảng 11 triệu tấn ngô; 4-5 triệu tấn khô đậu tương. Một trong những vấn đề quan trọng trước mắt hiện nay là làm sao NK với chi phí thấp nhất. Việc giảm chi phí NK được thực hiện bằng các biện pháp từ cảng biển nước sâu, hệ thống logistics... Bên cạnh đó, Việt Nam phải tăng cường sản xuất TACN trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng cỏ, trồng ngô và các loại cây chuyên phục vụ làm TACN; sử dụng thức ăn bổ sung bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như bột cá, bã bia, rơm rạ... T.Nguyễn |
Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu TACN thực sự là quan trọng nhất nhưng cũng là khó nhất. Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về phát triển, đổi mới thể chế trong quản lý đất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ chuyển đổi và đầu tư khoa học, công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ, trong đó đưa giống ngô, đậu tương biến đổi gen canh tác đại trà ở Việt Nam là “chìa khóa” cho sự thành công.
Ở góc độ này, tôi cho rằng cần có chính sách, thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích tụ đất nông nghiệp đủ thành cánh đồng mẫu lớn để áp dụng khoa học, công nghệ trong khâu giống (phải trồng ngô biến đổi gen có năng suất cao); cơ giới hóa đồng bộ để sản xuất ngô, đậu tương, ngô sinh khối làm thức ăn cho chăn nuôi.
Bên cạnh đó, chuyển nhanh 300.000 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả mà Chính phủ đã cho phép chuyển sang trồng cây làm nguyên liệu TACN; hướng dẫn và mở rộng việc trồng ngô sinh khối trên đất vụ Đông ở miền Bắc, miền Trung và những địa phương nào có điều kiện.
Cơ cấu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi tác động như thế nào đến nguồn cung TACN, thưa ông?
Hiện nay, tiêu dùng thịt ở nước ta khác biệt so với phần lớn của thế giới khi thịt lợn chiếm tới 70%, thịt gia cầm 20% và thịt gia súc ăn cỏ, thịt khác các loại chiếm 10%. Trong khi đó trên thế giới, cơ cấu tiêu dùng thịt là 40% thịt gia cầm, 30% thịt lợn và 30% thịt bò. Chuyển từ ăn thịt lợn sang ăn thịt gia cầm mang lại 2 lợi ích gồm: Tiết kiệm TACN và bảo vệ môi trường. Gia cầm sử dụng TACN hiệu quả hơn lợn khi tỷ lệ chuyển đổi TACN của gà là khoảng 1,85-1,85 kg TACN/kg thịt hơi so với sản xuất một kg thịt lợn hơi cần 2,4-2,8 kg TACN (hỗn hợp hoàn chỉnh). Trong khi đó, tỷ lệ thịt xẻ đều khoảng 70% cho cả lợn và gia cầm.
Ngoài các giải pháp nêu trên, ông đánh giá như thế nào về tác động của việc giảm các chi phí logistics trong NK nguyên liệu TACN cũng như giảm “hoa hồng” ở các khâu trung gian phân phối tới giá TACN ở Việt Nam hiện nay?
Ngoài các giải pháp nêu trên, việc giảm các chi phí về logistics trong NK nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm “hoa hồng” ở các khâu trung gian thuộc các đại lý phân phối TACN chiếm khoảng 20-25% cũng góp phần đáng kể vào giảm giá TACN. Về quy trình chăn nuôi, việc đổi mới, cải tiến hệ thống giống, quy trình chăn nuôi, quy trình cho ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng cũng góp phần tăng hiệu quả sử dụng TACN, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm TACN.
Giải pháp cuối cùng là các địa phương phải thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ để vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 tốt vừa phát triển sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics