Phấn đấu gỡ “Thẻ vàng” IUU trong giai đoạn 2022-2023
EC kiểm tra thực tế tình hình khắc phục “Thẻ vàng” IUU vào quý 1/2022 | |
Để “Thẻ vàng” IUU không thể thành “Thẻ đỏ” | |
“Xoá sổ” tàu cá vi phạm vào tháng 10/2022 để gỡ “thẻ vàng” IUU |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Hùng. |
Gần 5 năm kể từ khi EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU của Việt Nam, đến nay việc khắc phục các khuyến nghị của EC đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa ông?
au gần 5 năm triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC, năng lực quản lý nghề cá đã có sự chuyển biến tích cực so với trước như: đã hoàn thiện khung pháp lý cơ bản nội luật hóa các quy định quốc tế quy định về chống khai thác IUU, đặc biệt là Quy định 1005/2008 của EC; đảm bảo hướng tới xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, tổ chức triển khai các quy định liên quan về chống khai thác IUU trong Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, công tác quản lý đội tàu từng bước được siết chặt, giảm dần số lượng tàu cá và nghề khai thác ảnh hưởng đến ngư trường nguồn lợi thủy sản để giảm cường lực khai thác; phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản theo đặc điểm nghề cá cho từng địa phương. Bên cạnh đó, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) và đánh dấu tàu cá có tiến bộ; bước đầu đã khai thác, vận hành, sử dụng hệ thống giám sát hành trình tàu cá để theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển; cơ bản xây dựng được cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.
Đáng chú ý, công tác kiểm soát tàu cá Việt Nam ra, vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng, thực hiện chứng nhận, xác nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước tại một số địa phương đã được thực hiện theo quy định; bước đầu đã kiểm soát nguồn gốc thủy sản từ khai thác của tàu nước ngoài cập cảng theo quy định của Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng (PSMA).
Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “Thẻ vàng”. Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Dự kiến, sau quá trình gián đoạn do dịch Covid-19, tháng 9/2022, Đoàn kiểm tra của EC sẽ sang kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các khuyến nghị tại Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương. |
Ngoài ra, công tác thực thi pháp luật, xử phạt hành vi khai thác IUU đã được tăng cường, đưa ra xử phạt được một số vụ việc vi phạm hành vi khai thác IUU nghiệm trọng có mức phạt lên đến 1 tỷ đồng như vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Tình trạng tàu cá vi phạm các nước trong khu vực đã giảm so với trước....
Bên cạnh kết quả đạt được, xin ông chia sẻ thêm về những tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” theo các khuyến nghị của EC?
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”. Cụ thể, khung pháp lý tương đối đầy đủ, tuy nhiên quá trình thực thi chưa đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương, có địa phương thực hiện nghiêm túc, có kết quả, có địa phương vẫn chưa đạt được yêu cầu.
Ngoài ra, thực hiện việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định còn rất thấp (mới đạt 50,8%). Tại một số tỉnh tỷ lệ cấp Giấy phép khai thác thủy sản thấp hơn trung bình cả nước như: Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Yên, TPHCM, Trà Vinh, Quảng Ninh.
Đặc biệt, Việt Nam chưa ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; tập trung chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía EC khẳng định nếu không ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng này sẽ không gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”…
Trong bối cảnh hiện tại, theo ông tới thời điểm nào Việt Nam có thể thực sự gỡ được “Thẻ vàng” IUU?
Tháng 5/2022, Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án nêu rõ mục tiêu gỡ “Thẻ vàng” trong giai đoạn 2022-2023.
Đề án đặt ra tổng thể các vấn đề cần giải quyết kèm với phương án về nguồn lực triển khai. Một trong những nội dung quan trọng tại Đề án là chuyển đổi dần quản lý nghề cá theo cách truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin. Ví dụ, nhật ký khai thác bằng giấy chuyển sang nhật ký khai thác điện tử; quản lý tàu cá hiện nay đang quản lý giấy chuyển sang hệ thống cơ sở dự liệu; truy xuất nguồn gốc điện tử... Đề án cũng nêu vấn đề sẽ xây dựng Trung tâm chỉ huy điều hành IUU, đảm bảo thông tin kết nối thông suốt giữa Trung ương và 28 tỉnh ven biển cũng như với các lực lượng liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, phối hợp kịp thời…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics