“Xoá sổ” tàu cá vi phạm vào tháng 10/2022 để gỡ “thẻ vàng” IUU
Doanh nghiệp thuỷ sản vẫn "khó" khâu kiểm dịch, mong mau gỡ "thẻ vàng" | |
“Điểm mặt” hàng loạt địa phương lơ là trong gỡ “thẻ vàng” IUU |
Nếu cảnh báo "Thẻ vàng" chuyển sang "Thẻ đỏ", tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Nguồn: Internet |
Xuất khẩu sụt giảm, ảnh hưởng uy tín
Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”.
Khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, 100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Việt Nam bị kiểm tra khi xuất khẩu sang thị trường EU. Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”.
Phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU sáng 13/7/2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, việc EC cảnh báo “thẻ vàng” đã ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Con số sụt giảm hiện tại là 35% so với năm 2017.
Bên cạnh đó, Ủy ban Tài chính và Thuế vụ thuộc Hạ viện Hoa Kỳ giao Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã tiến hành điều tra hải sản khai thác IUU nhập khẩu vào Hoa Kỳ và công bố kết quả điều tra về IUU.
Trong đó nêu rõ, Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Nga, Mexico và Indonesia) có xuất khẩu thủy sản đánh bắt IUU sang thị trường Hoa Kỳ (7% trị giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là sản phẩm IUU, tương đương với 106 triệu USD). Điều này cũng có thể tạo hệ lụy với các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ NN&PTTN cũng đề cập tới góc độ, việc bị cảnh báo “thẻ vàng” cũng như việc khắc phục “Thẻ vàng” chậm, không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, vị thế, quan hệ ngoại giao của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng trên các diễn đàn khu vực và thế giới.
“Xoá sổ” tàu cá vi phạm
Trên thực tế, sau gần 4 năm triển khai thực hiện, phía EC đã đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU.
EC cũng khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng; ghi nhận và đánh giá cao thiện chí, tinh thần hợp tác, sự minh bạch và trung thực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin, trao đổi giữa hai bên về kết quả triển khai chống khai thác IUU.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đoàn thanh tra của EC yêu cầu Việt Nam phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong đảm bảo lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá VMS, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU; kiểm soát nguyên liệu hải sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng (PSMA)….
“Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống khai thác IUU, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nêu rõ cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm.
Trong đó cần thực hiện các biện pháp mạnh, đồng bộ, quyết liệt để ngay trong năm 2021 giảm ít nhất 40% số tàu cá vi phạm hiện nay; đến tháng 10/2022 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ban ngành và địa phương có liên quan mở đợt cao điểm trong năm 2021 để tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước.
Nghiên cứu, sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy bay không người lái… để nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát hoạt động của tàu cá trên các vùng biển có nguy cơ cao dẫn đến hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng trực thuộc tập trung tăng cường công tác điều tra, củng cố hồ sơ, trong năm 2021 khởi tố hình sự một số đường dây môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài…
Bộ NN&PTNT nêu rõ, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương. Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… tuy có giảm so với trước nhưng chưa vững chắc. Từ đầu năm 2021 đến nay, xảy ra 32 vụ/53 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 7 vụ/7 tàu (cả năm 2020 xảy ra 83 vụ/142 tàu, năm 2019 xảy ra 145 vụ/229 tàu). Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực vẫn xảy ra, còn diễn biến phức tạp. Các tỉnh như Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa -Vũng Tàu, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang chưa có chuyển biến, tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Cùng với đó, việc điều tra, xử lý các hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài còn hạn chế, vẫn chưa đưa ra xử lý được trường hợp nào để răn đe, giáo dục. |
Tin liên quan
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Có thể tháo gỡ các khuyến nghị của EC trước “giờ G”?
08:46 | 03/08/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics