Những “cơn gió ngược” cản đường kinh tế thế giới
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo rủi ro tiềm ẩn với nền kinh tế toàn cầu |
Đây là cảnh báo vừa được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra mới đây, dù tháng 1 vừa qua, người đứng đầu thể chế tài chính này, bà Kristalina Georgieva đánh giá “nền kinh tế thế giới đã được chứng minh là có khả năng phục hồi đáng kể” và năm 2024 sẽ có thêm động lực nhờ hiệu quả hoạt động tốt hơn một chút so với dự đoán vào năm ngoái.
Trong báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, IMF dự đoán tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên đến mức kỷ lục 7,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm tới, gấp hơn 3 lần so với mức trung bình 2% của những nền kinh tế phát triển khác. IMF cũng nêu quan ngại về nợ công của Trung Quốc với mức thâm hụt kỷ lục 7,6% GDP trong năm 2025, gấp hơn 2 lần so với mức trung bình của các nền kinh tế mới nổi là 3,7%, trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhu cầu thấp và khủng hoảng thị trường nhà ở.
IMF nhấn mạnh tình trạng thâm hụt ngân sách của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể “gây tác động sâu sắc đến kinh tế toàn cầu và gây ra rủi ro đáng kể đối với tính toán chi tiêu cơ bản của các nền kinh tế khác”. Nhà kinh tế trưởng của IMF, ông Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng tình hình tài chính của Mỹ là “mối quan ngại đặc biệt”, có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% GDP.
Bên cạnh đó, các chuyên gia IMF cũng nêu một số rủi ro đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, chiến tranh và xung đột, cụ thể là cuộc chiến ở Ukraine và xung đột ở Gaza cùng nguy cơ leo thang căng thẳng tại Trung Đông, có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, IMF lo ngại lạm phát có thể tăng trở lại.
Thứ hai, nền kinh tế đầu tàu thế giới có nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Trong năm nay, IMF kỳ vọng Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2,7% - cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi mùa Thu. Và năm tới, mức tăng trưởng có thể là 1,9%. Các chuyên gia đánh giá “thành tích phi thường của Mỹ” là “động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu”, nhưng Mỹ cũng là "nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng quá nóng và trên hết là lạm phát gia tăng trở lại". Sự gia tăng này là do biện pháp kích thích của Chính phủ như Đạo luật Giảm lạm phát, trong đó ưu tiên thúc đẩy đầu tư vào công nghệ thân thiện với khí hậu thông qua giảm thuế. Việc các bang vay tiền để triển khai nhiều chương trình khiến nợ công của Mỹ tiếp tục tăng và IMF đánh giá chính sách nợ này là “không bền vững”. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ và một số thị trường mới nổi, IMF đã nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 3,2%, so với 3,1% trước đó. Bà Georgieva nêu rõ: "Chúng ta đã tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu và cũng là một giai đoạn lạm phát đình trệ, tuy nhiên, "thực tế đáng lo ngại là hoạt động kinh tế toàn cầu đang yếu so với các tiêu chuẩn lịch sử”. Tăng trưởng toàn cầu năm ngoái là 3,2%. Và không chỉ trong năm nay, mà còn trong năm tới, IMF dự kiến mức tăng trưởng cũng là 3,2% - con số không cao so với tiêu chuẩn toàn cầu với mức trung bình trong lịch sử là 3,8%.
Với những “cơn gió ngược” tiềm ẩn trên, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải hết sức thận trọng khi ban hành các biện pháp kinh tế.
Tin liên quan
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
Cách mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics