Trung Quốc tin tưởng phục hồi kinh tế mạnh mẽ bất chấp những “cơn gió ngược”
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc ngày 6/3 bày tỏ tin tưởng kinh tế nước này có thể phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp những “cơn gió ngược.”
Hàng nghìn đại biểu đã đến Bắc Kinh trong tuần này để tham dự kỳ họp lưỡng hội - bao gồm Kỳ họp thứ hai Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (CPPCC - Chính Hiệp) và Kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) khóa 14 - để thảo luận chiến lược cho năm tới.
Trong cuộc họp báo ngày 6/3 với sự có mặt của cùng lúc 5 quan chức cấp cao hàng đầu phụ trách vấn đề kinh tế, ông Trịnh Sách Khiết, Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, cho biết những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn hơn những yếu tố bất lợi trong năm 2024.
Ông Trịnh Sách Khiết khẳng định xu hướng phục hồi kinh tế sẽ được củng cố và tăng cường hơn nữa.
Tuy nhiên, ông Trịnh Sách Khiết cũng thừa nhận rằng năm 2024 vẫn xuất hiện những thách thức, bao gồm “những rủi ro tiềm ẩn” cùng môi trường bên ngoài “phức tạp và khắc nghiệt.”
Cũng xuất hiện trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào đã giải thích chi tiết hơn về những thách thức đó, bao gồm “áp lực theo hướng suy giảm” đối với tăng trưởng toàn cầu.
Xuất khẩu của Trung Quốc, vốn là động lực tăng trưởng quan trọng trong lịch sử nước này, đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016 vào năm ngoái.
Diễn biến đó phản ánh căng thẳng với Mỹ và quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu trì trệ đang khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong nước.
Bộ trưởng Vương Văn Đào cho biết mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi trong hai tháng đầu năm nay, nhưng tháng Ba có thể sẽ sụt giảm.
Dù vậy, ông Vương Văn Đào khẳng định xu hướng chung là xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đi lên.
Ông Phan Công Thắng, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), cho biết ngân hàng trung ương này sẽ giữ đồng nhân dân tệ về cơ bản ổn định.
Ông khẳng định PBoC có nhiều công cụ chính sách tiền tệ trong tay, đồng thời lưu ý rằng vẫn còn dư địa để cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng thương mại.
Trước đó, hồi tháng 1/2024, PBoC đã cắt giảm RRR đối với các ngân hàng tới 50 điểm cơ bản, mức cắt giảm lớn nhất trong hai năm qua.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Ngô Thanh, người đứng đầu cơ quan giám sát chứng khoán của Trung Quốc, cho biết sẽ nỗ lực thu hút đầu tư dài hạn và giải quyết các vấn đề sâu xa trên thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới để vực dậy niềm tin của nhà đầu tư.
Khi đề cập tới vấn đề nợ của các chính quyền địa phương, Bộ trưởng Tài chính Lam Phật An cho biết rủi ro nhìn chung nằm trong tầm kiểm soát và sẽ đưa ra một loạt biện pháp để tiếp tục giải quyết chúng.
Theo số liệu mới nhất hiện có, nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc ở mức tương đương 76% GDP vào năm 2022, tăng từ mức 62% hồi năm 2019 và vượt xa khoản nợ của chính phủ trung ương ở mức 21%.
Phiên họp năm nay của lưỡng hội Trung Quốc đang được giới quan sát theo dõi chặt chẽ để tìm những dấu hiệu cho thấy chính phủ nước này sẽ tăng cường hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chính phủ Trung Quốc ngày 5/3 đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) "khoảng 5%" trong năm nay - "giấc mơ" của nhiều quốc gia phát triển phương Tây.
Tuy nhiên, con số đó tương tự mục tiêu năm ngoái của Trung Quốc, vốn là một trong những mục tiêu thấp nhất của nước này trong nhiều thập kỷ qua./.
Tin liên quan
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics