Nhức nhối vải nhập lậu- Bài 3: Trên những cung đường vận chuyển vải lậu
![]() |
Một bến đò ở sông Ka Long (Quảng Ninh)
Những tuyến đường "nóng"
Chúng tôi có mặt tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) giữa những ngày hè nóng như đổ lửa. Cái nóng càng trở nên ngột ngạt hơn khi chúng tôi có mặt trên các cung đường buôn lậu "nổi tiếng" của Móng Cái.
Cánh buôn lậu ở đây vẫn kháo nhau về một con đường chủ đạo để chở hàng lậu từ bên kia biên giới về Việt Nam, trong đó có mặt hàng vải vóc. Đó là các đường mòn lối mở trên đường tuần tra biên giới, dài 40 km - con đường chạy gần như song song với sông Ka Long. Một người dẫn đường địa phương tên Chung cho chúng tôi biết: Con đường này là tâm điểm buôn vải lậu ở Móng Cái. Từ Km4, Quốc lộ 18A rẽ vào, chúng tôi đếm được có không dưới 10 đường mòn, lối mở dọc tuyến đường tuần tra. Những lối mở này do cánh buôn lậu mở trái phép, không có sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng. Người dẫn đường đã lần lượt giới thiệu cho chúng tôi tất tật về cách thức đưa hàng từ biên giới vào Việt Nam qua những đường mòn này.
Không chỉ có đường dành cho ô tô, xe máy, dọc tuyến đường cũng có khoảng 3-4 bến đò tự phát được cánh buôn lậu lợi dụng để đưa hàng lậu vượt biên. Đến một khúc cua, Chung dừng lại để chỉ cho chúng tôi một bến đò lớn tồn tại đã từ lâu. Đằng sau những bụi cây rậm um tùm, phía xa xa là bến đò nhộn nhịp người vác hàng vải vóc cùng nhiều mặt hàng khác chạy lên xuống. Dưới sông có hơn chục chiếc đò sắt, thuyền gỗ lớn bé đậu san sát. Trên bờ từng xe hàng lớn, nhỏ quay đầu bốc hàng giữa “thanh thiên bạch nhật”, một phần trong số này được chuyển về bến xe Ka Long để vận chuyển vào nội địa.
| |
Cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), bên kia là chợ Lũng Vài (Trung Quốc) |
Đặc biệt, sát bờ sông biên giới Ka Long có khoảng 20 điểm như những kho hàng. Theo tìm hiểu, nhiều cư dân ở đây đã xin chính quyền địa phương cấp đất, xây dựng tường rào kiên cố. Nhìn bề ngoài như các "lô cốt" bất khả xâm phạm, mục đích chính là để tập kết hàng hóa nhập lậu. Từ các "lô cốt" này, hàng lậu sẽ được vận chuyển về các khu chợ của Móng Cái và dùng xe tải chở về sâu trong nội địa.
Ngược về TP. Móng Cái, vải vóc, quần áo... được vận chuyển liên tục trong nội thành bất kể ngày giờ. Phương tiện vận chuyển chính từ các kho bãi đến chợ chỉ bằng xe máy. Những chiếc xe gắn máy cũ kĩ được trang bị thêm khung giá đỡ bằng sắt nên mỗi chuyến có thể chở tối đa 10 bao hàng. Theo lời của một người xe ôm gần chợ trung tâm, những xe hàng lớn từ bên kia biên giới về Việt Nam đa phần đều vào lúc nửa đêm. Hàng hóa sẽ không đổ trực tiếp về các chợ mà sẽ về kho hàng của một đầu nậu nào đó, chờ đến sáng mới được chuyển về chợ bằng xe máy. Khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ sáng là lúc hoạt động vận chuyển hàng hóa sôi động nhất.
Để mục sở thị, từ lúc trời còn tờ mờ sáng, trong vai người những người đi tập thể dục, chúng tôi tản bộ dọc cầu Ka Long. Hơn 6 giờ sáng, xe hàng đi qua đây ngày càng nhiều và hầu như tập kết tại cổng chính của chợ Trung tâm và các chợ xung quanh. Theo ước lượng của chúng tôi, có khoảng 30-40 lượt xe máy chở hàng đi qua cầu, mỗi xe chở khoảng 5-10 bao hàng.
| |
Người phụ nữ trong ảnh đang trên đường đi Lũng Vài (Trung Quốc) lấy hàng |
Đồng Đăng - điểm tập kết hàng lậu?
Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến cửa khẩu Cốc Nam (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn). Buổi sáng, quanh khu vực cửa khẩu không khí vô cùng nhộn nhịp. Ngay sát cửa khẩu Cốc Nam là chợ Lũng Vài (Trung Quốc) - địa danh nổi lên như "tổng kho" hàng hóa với hàng nghìn nhà kho san sát nhau. Đây là điểm tập kết hàng hóa trước khi đưa vào Việt Nam. Các địa danh quen thuộc như Gốc Bưởi, đồi 386 (Tân Mỹ), Bãi Gianh, đường mòn mốc 05, 06 (Đồng Đăng) vẫn được các đối tượng buôn lậu “khai thác” để mang vác, tuồn hàng lậu vào nội địa.
Ngoài ra, tại khu vực Cốc Nam, lợi dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ về trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới theo Quyết định 254/2006/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 254), cánh "đầu nậu" triệt để sử dụng việc thuê cư dân biên giới vận chuyển hàng qua cửa khẩu. Một số đầu nậu đã thuê Sổ thông hành của cư dân biên giới để đứng ra kê khai hàng hóa, sau đó thu gom hàng lại và tìm cách vận chuyển vào nội địa. Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức này được cho là rất lớn, và cơ quan chức năng khó có thể ước lượng được.
Từ Cốc Nam, hàng hóa sẽ chủ yếu được vận chuyển bằng xe máy về thị trấn Đồng Đăng, cách Cốc Nam chừng 3 km. Tầm 7-8 giờ tối, hàng trăm lượt xe máy nối đuôi nhau "xé toạc" màn đêm để đưa hàng về điểm tập kết. Có mặt tại ngã ba Nam Quan-Đồng Đăng, phóng viên ghi nhận chỉ trong vòng 3 phút, đã có tới khoảng gần 30 chiếc xe máy chất đầy hàng hóa phóng như bay rồi nhanh chóng mất hút vào các ngõ ngách tối om, chằng chịt của thị trấn nơi vùng biên ải.
| |
Chuyển hàng về Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng |
Lần theo đường đi của những chiếc xe máy chở hàng, chúng tôi có mặt tại cuối đường Khu Dây Thép, chỉ cách ga Đồng Đăng khoảng nửa cây số. Trong ánh sáng nhập nhoạng của những chiếc đèn pha xe cộ đi qua đoạn đường này, chúng tôi phát hiện có nhiều người đang bốc hàng từ kho lên một chiếc xe tải lớn. Cộng với hàng được "cửu vạn" chuyển đến bằng xe máy, chả mấy chốc chiếc xe đã đầy ắp. Chiều ngày hôm sau, khi chúng tôi quay lại địa điểm này, chiếc xe đã rời khỏi điểm bốc hàng, thay vào đó là một chiếc xe tải khác. Đây chỉ là một trong rất nhiều điểm tập kết hàng trên thị trấn Đồng Đăng. Theo người dân nơi đây, chỉ tính khu vực Đồng Đăng, mỗi ngày, có hàng chục chuyến xe tải như vậy xuất hành về xuôi, chở theo hàng trăm tấn hàng vải vóc, quần áo, đồ gia dụng khác vào sâu trong nội địa (chưa kể vận chuyển bằng đường sắt ở ga Đồng Đăng). Để tránh "rào chắn" hàng lậu là Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt trên Quốc lộ 1A, các xe tải từ Đồng Đăng chạy theo hướng Quốc lộ 1B, rồi theo tuyến đường nối hai xã Phú Xá, Thụy Hùng (huyện Cao Lộc) về TP. Lạng Sơn, từ đó băng băng về xuôi.
Trong thời gian xâm nhập thực tế việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới, chúng tôi thấy rằng cách thức để các đối tượng đưa hàng lậu nói chung, vải lậu nói riêng từ bên kia biên giới về Việt Nam không có gì mới mẻ. Mang vác hàng qua các đường mòn lối mở, tập trung vào ban đêm, giờ giao ca, giờ nghỉ trưa của lực lượng chức năng, lợi dụng chính sách trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, tận dụng kẽ hở của Thông tư liên tịch số 60/TTLT-BTC-BCT-BCA để hợp thức hóa hàng lậu... vẫn là những cách thức quen thuộc.
Trong chuyến xe khách ngược từ TP. Lạng Sơn lên cửa khẩu Hữu Nghị, chúng tôi được một chủ hàng cho biết bà thường sang Lũng Vài lấy vải, quần áo qua đường Cổng Trắng (cửa khẩu Cốc Nam). Theo chủ hàng này, sau khi chọn mua xong, các chủ hàng như bà chỉ cần về tay không, hàng hóa sẽ do đội quân chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển mang về tận nhà, chủ yếu qua các đường mòn lối mở. Để vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn về các địa phương khác, chủ hàng này cho biết, trước đây người ta sử dụng phương tiện đường sắt hay đường bộ bằng các xe tải lớn. Để tránh lực lượng chức năng, các xe này sẽ đi theo đường Đồng Mỏ, qua Chi Lăng rồi theo Quốc lộ 1A chạy thẳng về xuôi. |
Bài 4: "Mục sở thị" vải lậu từ ga Đồng Đăng về Gia Lâm
Tin liên quan

Nhiều thủ đoạn biến tướng hàng giả
12:53 | 08/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan
08:47 | 08/07/2025 Hồ sơ

Hải quan khu vực V thu hơn 4,29 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính
15:04 | 07/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nâng cao hiệu quả hợp tác chống buôn lậu qua đường hàng không
13:43 | 07/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực XII phát hiện nhiều vụ việc nổi cộm
09:36 | 07/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan chủ động tham mưu và tổ chức đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu
13:09 | 06/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển
17:35 | 05/07/2025 Hồ sơ

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm
14:00 | 05/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa
10:52 | 05/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi
19:00 | 04/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

6 tháng đầu năm Hải quan xử lý khối lượng hàng hoá vi phạm ước tính 13.614 tỷ đồng
13:29 | 04/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ma túy do Hải quan bắt giữ tăng gần 95%
10:24 | 04/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII
10:16 | 04/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
