Nhiều khó khăn trong dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
CIEM: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,6% trong kịch bản lạc quan nhất | |
Đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các quý cuối năm là rất khó khăn | |
6 tháng đầu năm: Kinh tế Việt Nam thoát tăng trưởng âm |
Các biến số liên tục thay đổi
Về vấn đề biến động của kinh tế thế giới và triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020, theo thông tin từ Bộ KH&ĐT, các tổ chức và chuyên gia quốc tế hầu hết đều đưa ra dự báo tăng trưởng của thế giới năm 2020 sẽ ở mức thấp và tăng trưởng âm.
“Riêng đối với Việt Nam lại có nhiều xu hướng dự báo khác nhau. Trong bối cảnh có nhiều biến động, các biến số thay đổi liên tục nên công tác dự báo gặp nhiều khó khăn”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết.
Nhấn mạnh đến những vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, cần phải rà soát được tất cả các động lực phát triển kinh tế, các mục tiêu đột phá như tiêu dùng trong nước, đầu tư công, xuất khẩu để đưa ra dự báo.
Theo ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo Kinh tế ngành và DN, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia – NCIF (Bộ KH&ĐT), dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới xuất hiện 6 xu hướng chủ đạo.
Một là, về suy giảm kinh tế, nhiều nước tăng trưởng kinh tế đến nay đều âm và được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong những quý tiếp theo. Đặc biệt, tác động của nó là thương mại toàn cầu có thể giảm 13-32% trong năm 2020, kỳ vọng đầu tư giảm, dẫn tới giảm cầu xuất khẩu, giảm đầu tư FDI, giảm hỗ trợ phát triển và giảm kiều hối.
Hai là, xu hướng chống toàn cầu hóa đang gia tăng. Đây không phải là xu hướng mới nhưng dịch bệnh Covid-19 làm quá trình này có xu hướng gia tăng do thay đổi nhận thức, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Ba là, dịch Covid-19 đang góp phần kích thích số hóa, gia tăng thương mại điện tử, thanh toán tiền mặt được thay thế bởi phương thức thanh toán trực tuyến.
Bốn là, định hình lại chuỗi cung ứng và dòng đầu tư.
Năm là, xu hướng thay đổi chính sách tài chính và tiền tệ. Việc các nước tiếp tục nới lỏng tài khóa và tiền tệ có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ công, nhiều vấn đề bất ổn đối với thị trường tiền tệ của các nước mới nổi. Sáu là, xu hướng thay đổi địa chính trị trên thế giới và trong khu vực.
Đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, ông Trần Toàn Thắng cho biết, đầu tư công được coi là một ưu tiên trong phục hồi nền kinh tế bởi vì trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, các DN gặp khó khăn về vốn nên đầu tư tư nhân sẽ khó phục hồi như trước đây. Chính phủ đã có chủ trương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về định hướng đầu tư công, trong thời gian tới cần tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, cần thiết cho quá trình phát triển bền vững và chuyển đổi nền kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19, như cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các cơ sở hạ tầng kết nối, phục vụ cho cải thiện chuỗi cung ứng.
3 trụ cột tăng trưởng
Về triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số cảnh báo, ông Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc NCIF cho biết, các động lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 thông qua 3 trụ cột là kích thích tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và mở rộng thị trường.
Theo đó, thị trường NK có dấu hiệu hồi phục là cơ sở cho sự phục hồi ngành chế biến, chế tạo và XK. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đang trong xu thế giảm, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp là cơ sở cho chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Không gian chính sách tài khóa và tiền tệ còn rộng là cơ hội cho việc gia tăng tổng cầu.
Đề cập đến một số vấn đề cảnh báo kinh tế, ông Trần Đức Anh kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy và phục hồi kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 như cần đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức; giảm thuế GTGT trong giai đoạn từ nay đến 2022; tiếp tục hạ trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn; giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn; thực hiện điều chuyển vốn sang các dự án có tốc độ giải ngân nhanh.
Theo ông Đặng Đức Anh, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm được đánh giá có nhiều triển vọng tốt hơn nhờ những nỗ lực của Chính phủ và tác động tích cực từ các chính sách Chính phủ đã thực thi.
Bên cạnh đó, hiệu ứng tác động tích cực từ các FTA và những lợi thế Việt Nam có được là những yếu tố tác động tích cực tới thương mại và sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, đại diện NCIF cũng cho biết, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ về làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19, những khó khăn về đầu vào và đầu ra của sản xuất trong nước, giải ngân vốn đầu tư, tâm lý tiêu dùng không ổn định, nguy cơ tiềm ẩn lạm phát và sức ép gia tăng tỷ giá, xu hướng giảm tín dụng cho thấy quy mô sản xuất nền kinh tế đang chịu áp lực bị thu hẹp sản xuất.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics