CIEM: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,6% trong kịch bản lạc quan nhất
6 tháng đầu năm: Kinh tế Việt Nam thoát tăng trưởng âm | |
Kinh tế tăng trưởng 1,81% trong 6 tháng, mức tăng thấp nhất 10 năm qua | |
Kinh tế Việt Nam 2020 dự báo tăng trưởng 5,3% trong kịch bản lạc quan |
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM thông tin tại hội thảo |
Suy giảm tăng trưởng đầu tư
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, dựa đáng kể vào XK và FDI, do vậy chịu nhiều hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp từ đại dịch Covid-19.
Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 10/7 cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 khiến 30,8 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Tốc độ tăng GDP suy giảm còn 3,82% trong quý I, và 0,36% trong quý II (so với cùng kỳ năm 2019). Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 1,81%%, thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng GDP cao hơn so với các nước ở khu vực châu Á.
Suy giảm hoạt động kinh tế dưới tác động của đại dịch Covid-19 gắn liền với suy giảm tăng trưởng đầu tư. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 33% GDP, tăng 3,4% so với cùng kỳ 2019.
Bên cạnh đó, kim ngạch hàng hóa XK ước đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%, tương đương 109,3% GDP. XK của khu vực FDI giảm 6,7%; trong khi XK của khu vực DN trong nước tăng 11,7%.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, đại dịch Covid-19 có cả tác động trực tiếp và gián tiếp đối với XK của Việt Nam do cầu NK của các thị trường XK chính của Việt Nam như Mỹ, EU... đều giảm mạnh; hoạt động giao thương bị hạn chế; hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn; việc duy trì nguồn lao động và sự tồn tại của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và giá hàng hóa sụt giảm.
GDP 2020 tăng 2,1-2,6%
Các chuyên gia CIEM cho rằng, tuy được đánh giá cao trong phòng chống dịch và có cơ hội phục hồi kinh tế sớm, Việt Nam vẫn cần thận trọng trong đánh giá tình hình các tháng cuối năm, đồng thời cần thực hiện các nhóm giải pháp phù hợp để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ mạch cải cách và đảm bảo an sinh xã hội.
Các số liệu được công bố đến tháng 6 có thể chưa phản ánh đầy đủ những hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân có thể do chính phủ nhiều nước, kể cả Việt Nam, đã sớm ban hành những biện pháp hỗ trợ, hoặc do đại dịch mới diễn ra trong thời gian ngắn nên chưa thể nhìn nhận và đánh giá các tác động của đại dịch một cách đầy đủ.
Tại hội thảo, ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đứt gãy như hiện nay, chúng ta đang quá lạc quan khi nói rằng sẽ thu hút đầu tư lớn trong thời gian tới.
Đồng thời lưu ý, DN nội hiện đang rất khó khăn, nhiều DN bị tổn thương do ảnh hưởng dịch Covid-19. Và khi đã bị thương rồi thì rất khó phục hồi, khó để bật như lò xo như chúng ta kì vọng.
Về dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020, chuyên gia CIEM cũng đưa ra dự báo hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, trong kịch bản 1, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,1%, còn trong kịch bản 2, kết quả lạc quan hơn với mức tăng trưởng 2,6%.
Cùng với đó, XK cả năm dự báo giảm 3,1% trong kịch bản 1 và giảm 1,9% trong kịch bản 2 so với năm 2019. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 1,7 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2020 lần lượt đạt 4,3% và 4,5%.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics