Nhiều đại dự án thua lỗ đã giảm áp lực tài chính hàng trăm tỷ đồng
Bộ Công Thương bàn giao nhiệm vụ liên quan 12 dự án cho “siêu ủy ban” | |
Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công Thương | |
Trầy trật xử lý dự án thua lỗ của ngành Công Thương |
Nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong số những dự án thua lỗ điển hình đã được cơ cấu lại khoản nợ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Áp lực tài chính giảm tới 310 tỷ đồng/năm
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương: Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi.
Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại và 1 dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động trở lại nhà máy.
Với 3 dự án xây dựng dở dang, Tổng công ty giấy Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị tư vấn định giá lại Dự án và đã trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả để tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức triển khai bán đấu giá Dự án theo quy định.
Trong đó, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành chiếm hơn 60% không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai Dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng tổng thầu (EPC).
Ông Dương Duy Hưng-Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) đánh giá: Việc xử lý các dự án đảm bảo tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị tường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án, đồng thời Chính phủ và Ban chỉ đạo của Chính phủ đã chỉ đạo rút thành công 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Trong phần thông tin mà Bộ Công Thương đưa ra, các dự án phân bón của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam với những khoản nợ chất chồng khiến doanh nghiệp không “cựa” nổi mình được nhắc tới khá nhiều.
Bộ Công Thương nêu rõ: Bộ Tài chính đã có nhiều cuộc làm việc trực tiếp, giải quyết một bước cơ bản về vấn đề xử lý, cơ cấu lại khoản nợ vay, giãn mức trích khấu hao ở các dự án, doanh nghiệp.
Đến nay, 4 dự án này (gồm Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng-PV) đã được xử lý giãn mức trích khấu hao từ năm 2017-2019. Ước tính mỗi năm, tuỳ theo công suất thực hiện, các công ty có thể giảm áp lực về tài chính từ 180-310 tỷ đồng/năm.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã chủ trì tiến hành nghiên cứu, báo cáo với Chính phủ nội dung đề xuất với Quốc hội việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật Thuế Tài nguyên, Luật Thuế Xuất nhập khẩu để đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động và gia tăng cạnh tranh bình đẳng ở một số ngành sản xuất trong nước.
Liên quan tới vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xem xét các biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay đối với các dự án, doanh nghiệp, đồng thời xem xét để tiếp tục cho vay theo đúng quy định của pháp luật và nguyên tắc của thị trường để đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có khả năng trả nợ của các dự án, doan nghiệp.
Theo đó, 3 dự án sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (gồm Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai) và Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đều đã được các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, điều chỉnh lãi suất vay theo hướng giảm biên độ lãi suất để giảm bớt chi phí tài chính trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục duy trì hạn mức vốn lưu động đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bỏ tâm lý trông chờ vào Nhà nước
Ông Dương Duy Hưng cho biết, xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả ngành Công Thương trong thời gian tới, Ban chỉ đạo đã xác định cần tập trung triển khai đầu tiên chính là xử lý dứt điểm các vướng mắc, tranh chấp trong các hợp đồng EPC, làm cơ sở quyết toán dự án hoàn thành.
Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục tập trung rà soát, cập nhật, đánh giá kỹ lại các vấn đề cụ thể còn đang vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý lại tài sản của dự án; xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể công việc cần thực hiện để xử lý; thuê đơn vị tư vấn luật và tham vấn Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan để sớm xử lý dứt điểm.
Trường hợp 2 bên không thống nhất giải quyết được các vấn đề vướng mắc, cần đua ra bên thứ ba (cơ quan trọng tài để phân xử). Đồng thời với quá trình đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra tiếp tục phối hợp để phát hiện, kết luận và xử lý các trường hợp vi phạm; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm đối với phần tài sản bị thất thoát, thiệt hại do vi phạm gây ra.
Đối với các dự án, doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất kinh doanh: Tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp đổi mới công tác quản trị, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch thị trường… để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp một cách bền vững. “Doanh nghiệp phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, loại bỏ tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước”, ông Hưng nói.
Tin liên quan
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thêm 6 tháng cơ cấu nợ nhưng cần quản lý rủi ro nợ xấu
15:03 | 25/06/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK