Trầy trật xử lý dự án thua lỗ của ngành Công Thương
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tại phiên họp xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương. Ảnh: Lương Bằng. |
Giảm lỗ, có lãi
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, đến hiện tại 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương tiếp tục có các chuyển biến tích cực.
Cụ thể, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng (lợi nhuận đạt 195,55 tỷ đồng, tăng 180,767 tỷ đồng so với năm 2017) và Nhà máy thép Việt - Trung (lợi nhuận đạt 469 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so với năm 2017). Trong 2 tháng đầu năm 2019, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đã có lợi nhuận ước đạt 12,047 tỷ đồng. 4 dự án còn lại (Nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Nhà máy đạm Ninh Bình, Công ty DQS) vẫn tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất.
Phát biểu tại Phiên họp của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương sáng 27/3 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết thêm: Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại là Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) Quảng Ngãi; 1 dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động trở lại là Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước.
Với 3 dự án xây dựng dở dang, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phối hợp cùng với đơn vị tư vấn định giá lại Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam và đang hoàn thiện các thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả, tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức thực hiện bán đấu giá Dự án theo quy định (dự kiến trong quý II/2019). Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do Tổng công ty Dầu Việt Nam-CTCP (PVOil) không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai Dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình-PV) với Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ.
"Việc xử lý các dự án đã bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án, đồng thời Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện việc rút thành công 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Chồng chất khó khăn
Dù có những tiển triển nhất định điểm dễ thấy là trong xử lý các dự án, DN vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc.
Báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ: Đối với 7 dự án, DN (Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi; Dự án nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ; Công ty DQS; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên) có vướng mắc, tranh chấp đối với Hợp đồng EPC đến nay vẫn chưa giải quyết được theo tiến độ đã đề ra. Một số trường hợp không dàn xếp được và phải đưa ra trọng tài quốc tế phân xử.
Nhắc tới khó khăn, vướng mắc trong xử lý, điển hình phải kể tới các dự án thuộc lĩnh vực hóa chất. Theo Bộ Công Thương, các dự án sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vianchem) đang tiếp tục gặp phải khó khăn về vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh do các ngân hàng thương mại áp dụng cho vay theo phương thức "thu về 10 phần và chỉ cho vay lại 9 phần" sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Nói sâu hơn về những khó khăn chất chồng mà các dự án của Vinachem phải đối mặt, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV Vinachem cho hay: "Gánh nặng" lớn nhất là tái cơ cấu các khoản vay. Ví dụ, với Nhà máy đạm Hà Bắc, năm 2018 doanh thu là 3.087 tỷ đồng, riêng chi phí tài chính gồm lãi ngắn hạn, dài hạn, tỷ giá đã là 820 tỷ đồng. Chi phí lãi vay chiếm tới 27-28%. Năm 2019 theo tính toán, các khoản lãi phải trả chi phí tài chính của Nhà máy đạm Hà Bắc cũng hơn 800 tỷ đồng/3.100 tỷ đồng doanh thu theo theo kế hoạch. "Đó là gánh nặng khủng khiếp. Năm nay còn tình trạng giá điện tăng thì không biết nhà máy sẽ xoay xở thế nào nếu giữ nguyên tình trạng lãi vay như vậy", ông Cường nhấn mạnh.
Ông Cường thông tin thêm: Trong các dự án của Vinachem, Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình là căng thẳng nhất. 3 tháng đầu năm 2019, Dự án hoạt động bình thường nhưng thời gian chạy lại so với tổng thời gian nhà máy nghỉ rất dài, dẫn đến chi phí tài chính quá lớn. Dự án này hiện không ngân hàng nào cho vay. Nhà máy chủ yếu hoạt động theo phương thức khách hàng ứng tiền, sau đó tiền đó được đem đi mua than để chạy. "Vốn Vinachem đầu tư cho dự án này khoảng 6 nghìn tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của Vinachem chỉ có 13 nghìn tỷ đồng. Hiện tại, tất cả các hợp đồng tín dụng Vinachem vay đầu tư cho dự án này, Vinachem đang phải trả. Tình trạng này kéo dài không chỉ kéo sập Nhà máy đạm Ninh Bình mà còn kéo sập cả Vinachem. Trước mắt cần cho khoanh nợ, có giải pháp về hợp đồng vay với một số ngân hàng", ông Cường nói.
Bên cạnh "vùng trũng" là nhóm dự án thuộc lĩnh vực hóa chất, theo Bộ Công Thương, khó khăn còn thể hiện ở chỗ, một số dự án vẫn tiếp tục gặp phải khó về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất (Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi, Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước, Công ty DQS...). Ngoài ra, một số dự án, DN đã bị âm vốn chủ sở hữu nên gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn kinh phí để thực hiện các công việc nhằm khởi động, vận hành lại nhà máy và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh (Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước, Công ty DQS...).
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, thời gian tới, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung cao để xử lý dứt điểm các vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, làm cơ sở để xử lý dứt điểm việc quyết toán hoàn thành dự án và các vấn đề khác có liên quan. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất, phải tập trung xử lý được trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, đối với các DN đang có hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp đổi mới quản trị DN, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch thị trường...; tiến hành xem xét, đưa ra khỏi danh sách các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đối với các dự án, DN đã hoàn thành cơ bản việc xử lý các tồn tại, vướng mắc, sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Xử lý các dự án thua lỗ phải quyết tâm cao nhưng kiên nhẫn và bình tĩnh Các dự án đã có chuyển biến tương đối toàn diện, có chiều hướng tốt lên. 6 dự án trước đây thua lỗ thì 2 dự án có lãi. 3 dự án trước dừng hoàn toàn thì nay 2 dự án hoạt động lại... Tuy nhiên, tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là vướng mắc Hợp đồng EPC. Trọng điểm nhất trong thời gian tới đây là xử lý Hợp đồng EPC và quyết toán các dự án. Các bộ, tập đoàn, tổng công ty phải quyết tâm cao nhưng kiên nhẫn và bình tĩnh. Riêng vấn đề giải quyết vướng mắc Hợp đồng EPC và quyết toán dự án hoàn thành, "tại anh tại ả, tại cả đôi bên", không phải do một bên. Các tập đoàn, tổng công ty phải rà soát, đánh giá kỹ lại các vấn đề vướng mắc tồn đọng. Bộ Tư pháp sớm hoàn thành báo cáo sau cuộc họp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo các bộ, ngành liên quan để có hướng xử lý. Ngoài ra, các cơ quan như thanh tra, kiểm toán cũng phải tích cực nỗ lực, xác minh các vấn đề cụ thể, góp phần tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tái cơ cấu... (trích lược phát biểu tại Phiên họp của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và DN chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương sáng ngày 27/3, tại Hà Nội). |
Tin liên quan
Hà Tĩnh bắt giữ, xử lý 2.184 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
15:57 | 05/12/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics