Nhật Bản thay đổi quan niệm về kinh tế tiêu dùng và an ninh quốc gia
Bảo đảm thanh khoản của tổ chức tín dụng và nền kinh tế | |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 | |
Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản |
Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng thẻ “my number”. |
Người Nhật vốn được đánh giá là có tư duy bảo thủ, nên những áp lực từ bên ngoài thường là động lực quan trọng nhất để họ thay đổi tư duy, bãi bỏ các quy định lỗi thời và thúc đẩy cải cách.
Cuộc khủng hoảng toàn diện liên quan đại dịch Covid-19 đã phơi bày thực tế một xã hội Nhật Bản chậm chạp trong quá trình số hóa, bao gồm cả trong cơ quan chính quyền. Có thể thấy các thủ tục hành chính yêu cầu người dân phải có mặt hoặc việc nộp văn bản giấy vẫn tồn tại khá phổ biến tại Nhật Bản ngay khi Internet phát triển rộng rãi.
Ngoài ra, “văn hóa dùng tiền mặt” vẫn chưa thể được thay thế bằng các hình thức thanh toán trực tuyến. Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy những bất tiện này và đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình số hóa. Tiêu biểu nhất cho nỗ lực này là việc phát hành thẻ “my number”. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, hiện đã có 85 triệu người đăng ký sử dụng thẻ “my number” (67,7% dân số nước này). Tốc độ tăng khá nhanh so với tỷ lệ chỉ 16% ở thời điểm tháng 4/2020. Trước đó, sự thiếu quyết liệt của Chính phủ và dư luận xã hội về việc vi phạm quyền riêng tư chính là rào cản lớn khiến quá trình số hóa tại Nhật Bản diễn ra chậm hơn so với các nước phát triển.
Một vấn đề khác được chỉ ra là Nhật Bản có quá nhiều “huyền thoại sản xuất”, khiến nước này tụt hậu so với quá trình chuyển đổi cơ cấu tư bản chủ nghĩa được hỗ trợ bởi công nghệ số. Theo Giáo sư Toru Morodomi của trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã bị bỏ lại phía sau trong vòng quay phi vật chất hóa của chủ nghĩa tư bản. Theo đó, trung tâm của giá trị kinh tế đã chuyển dịch đáng kể từ hàng hóa vật chất đơn thuần sang giá trị phi vật chất như thông tin, dịch vụ và tiện ích.
Xu hướng phi vật chất giá trị kinh tế của sản phẩm không chỉ giới hạn trong ngành dịch vụ mà còn tiến triển nhanh chóng ở các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Điều này đến từ tình trạng bão hòa sản xuất đơn thuần và các tiện ích kèm theo mới là điểm quyết định. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn “bám trụ” với các “huyền thoại sản xuất” trong quá khứ. Ví dụ điển hình là ngành sản xuất ô tô đang có xu hướng hội nhập mạnh hơn với ngành dịch vụ. Xu hướng tương lai là xe ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển thông thường mà còn được phát triển như một phương tiện dịch vụ như sử dụng chế độ lái tự động thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) cũng như cung cấp các loại hình giải trí như âm nhạc, xem video. Có nghĩa là giá trị vật chât của xe ô tô sẽ giảm đi và giá trị phi vật chất tăng dần.
Ở khía cạnh an ninh, xung đột Nga-Ukraine đang tạo ra áp lực thay đổi mới về quan điểm an ninh của Nhật Bản. Tháng 12/2022, Chính phủ Nhật Bản đã công bố 3 văn kiện an ninh mới nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Sự kiện này không dẫn đến những cuộc biểu tình quy mô lớn tương tự thời điểm ban hành Luật An ninh năm 2015. Điều này cho thấy quan điểm của người Nhật Bản về vấn đề an ninh đã thay đổi khi cái nhìn thực tế về an ninh quốc gia hoàn toàn không mâu thuẫn với quan điểm một quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cái bắt tay của hai “ông lớn” ô tô Nhật Bản
08:10 | 27/12/2024 Xe - Công nghệ
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics