Nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc lấn át xuất khẩu
Kiểm soát hiệu quả rủi ro trong thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: N.Thanh |
Xuất khẩu nguyên liệu chiếm ưu thế
Theo Báo cáo “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2015 – 2020: Thực trạng và xu hướng” vừa được nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) và Tổ chức Forest Trends công bố, xét trong cả giai đoạn 2015-2020, quan hệ thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung duy trì tốc độ tăng tốt.
Các mặt hàng gỗ NK từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng chủ yếu thuộc nhóm gỗ nguyên liệu. So với nhóm các mặt hàng gỗ nguyên liệu mà Việt Nam XK vào Trung Quốc, các mặt hàng gỗ nguyên liệu Trung Quốc XK sang Việt Nam đa dạng hơn về chủng loại, gồm 4 nhóm mặt hàng chính là: Gỗ dán, gỗ ghép; ván bóc, ván lạng; đồ nội thất; ghế ngồi. |
XK gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng khoảng 4,3%/năm. Kim ngạch XK tăng từ 986 triệu USD năm 2015 lên 1,227 tỷ USD năm 2019, sau đó giảm còn khoảng 1,208 tỷ USD năm 2020. Các mặt hàng Việt Nam XK sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ nguyên liệu với kim ngạch XK các mặt hàng trong nhóm này chiếm 86,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký FPA Bình Định cho biết, năm có tỷ trọng kim ngạch XK gỗ nguyên liệu thấp nhất là năm 2016 thì cũng chiếm tới 82,3%; năm cao nhất là năm 2020 chiếm 92%. Kim ngạch XK các mặt hàng nhóm đồ gỗ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends phân tích, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các DN Việt tập trung vào sản xuất và XK các mặt hàng có giá trị gia tăng cao (tức các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ). Chính sách của Chính phủ cũng đi theo hướng hạn chế XK nguyên liệu thô thông qua việc áp dụng thuế XK. Hiện mức thuế XK đối với mặt hàng dăm và các loại ván lần lượt là 2% và 10%.
Chính phủ kỳ vọng áp dụng thuế XK đối với các mặt hàng này sẽ tạo động lực cho các DN đầu tư vào chế biến sâu, dựa trên các nguồn nguyên liệu này. Tuy nhiên, lượng XK các mặt hàng này liên tục tăng trong những năm vừa qua là minh chứng điển hình cho thấy, khuyến khích DN đầu tư vào chế biến sâu thông qua công cụ là “cây gậy” là chưa đủ. “Điều này cần đòi hỏi các công cụ là “củ cà rốt”, như các cơ chế chính sách khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, thúc đẩy chuỗi liên kết giữa các DN và giữa DN và các hộ trồng rừng, tạo môi trường thu hút đầu tư sâu, môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN”, ông Phúc nói.
Nỗi lo gian lận thương mại
Ở chiều NK, hiện nay Trung Quốc là nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu chỉ ra, kim ngạch NK từ Trung Quốc tăng đều qua từng năm. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng trong NK lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong XK từ Việt Nam sang Trung Quốc, đạt con số khoảng 27%/năm. Cụ thể, kim ngạch NK gỗ và các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng 3,3 lần từ 258 triệu USD năm 2015 lên 846 triệu năm 2020.
Ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh, một số mặt hàng NK từ Trung Quốc có mức tăng trưởng cao tiềm ẩn rủi ro về gian lận thương mại. Khi căng thẳng thương mãi Mỹ - Trung xảy ra, Chính phủ Mỹ áp dụng các mức thuế mới đối với mặt hàng gỗ của Trung Quốc XK vào thị trường này. Tùy từng loại mặt hàng cụ thể, mức thuế mới có thể lên tới trên 200% thậm chí cao hơn. Kết quả là các mặt hàng đồ gỗ từ Trung Quốc XK vào Mỹ giảm nghiêm trọng. Gỗ dán của Trung Quốc là một trong những nhóm sản phẩm chịu tác động này.
Trong bối cảnh đó, luồng cung gỗ dán từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng vọt, đồng thời XK gỗ dán từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng theo. Điều này làm phát sinh các lo ngại về việc các công ty của Trung Quốc mượn kênh Việt Nam (lấy xuất xứ Việt Nam) để XK sản phẩm gỗ dán của mình sang Mỹ nhằm tránh các mức thuế mới. “Hệ quả là Chính phủ Mỹ cũng đã mở điều tra một số công ty gỗ dán từ Việt Nam XK sang Mỹ”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Đại diện VIFORES thông tin thêm, đồ nội thất và ghế ngồi là 2 nhóm mặt hàng NK từ Trung Quốc vào Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Trong nhóm đồ nội thất, tủ bếp và các bộ phận của tủ bếp có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Đây cũng chính là các nhóm mặt hàng nằm trong danh sách bị Chính phủ Mỹ chính thức điều tra về gian lận thương mại và áp thuế khi XK từ Trung Quốc vào Mỹ. “Rủi ro về gian lận thương mại xảy ra khi Việt Nam được sử dụng là địa chỉ trung chuyển giúp đồ gỗ từ Trung Quốc tiếp cận với các thị trường XK có mức thuế cao được áp dụng đối với đồ gỗ nguồn gốc từ Trung Quốc”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFORES nhấn mạnh: “Kiểm soát hiệu quả rủi ro trong thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là về gian lận và lẩn tránh xuất xứ đối với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc NK vào Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành gỗ Việt Nam. Làm được điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các luồng cung NK từ Trung Quốc, tập trung vào các mặt hàng có tín hiệu rủi ro cao”.
Theo ông Tô Xuân Phúc, các Hiệp hội gỗ có vai trò quan trọng trong việc thu thập các thông tin, bằng chứng về các đơn vị, cá nhân, các mặt hàng có tín hiệu rủi ro và chia sẻ các thông tin này với các cơ quan quản lý, nhằm xử lý vi phạm. Giảm rủi ro cũng đòi hỏi các hoạt động cảnh báo rủi ro cần được cập nhật thường xuyên cho các bên liên quan tham gia chuỗi cung.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics