Trung Quốc thay đổi xu hướng sản xuất, tác động lớn tới xuất nhập khẩu Việt Nam
Xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 683,32 triệu USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này chủ yếu là do cùng kỳ năm ngoái sản xuất công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm do đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, theo Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, Trung Quốc đã cam kết cắt giảm 236 triệu tấn thép trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, kéo dài từ năm 2021 đến năm 2025. Bên cạnh đó, 221 triệu tấn có thể được cắt giảm thêm nếu cần các quy trình thân thiện với môi trường hơn.
Các ngành sản xuất như dệt may, vải, điện thoại các loại của Trung Quốc có xu hướng chững lại hoặc giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư trong ngành này chuyển dịch một phần sản xuất sang các nước khác. Thời gian gần đây, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng kim loại và hàng dệt may, da giày.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021 nhờ nhu cầu nguyên liệu thô tăng cao. Giá trị nhập khẩu tăng một phần do giá nguyên liệu thô như than, thép, quặng sắt và đồng tăng cao do nhu cầu ở nhiều nền kinh tế cải thiện sau đại dịch và thanh khoản toàn cầu dồi dào.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhôm, đồng, quặng, xỉ tro và các kim loại cơ bản khác của Trung Quốc tăng từ 70 – 80% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc của Trung Quốc tăng mạnh 69,4%.
Ở góc độ tác động trong việc thay đổi về xu hướng sản xuất và xuất, nhập khẩu của Trung Quốc đến Việt Nam, Bộ Công Thương đánh giá: Việc Trung Quốc cắt giảm sản xuất của một số ngành công nghiệp như sắt thép, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ… do các yếu tố liên quan đến sự chuyển dịch nhu cầu của thị trường Mỹ sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và cam kết cắt giảm lượng khí thải sẽ mang đến nhiều lợi thế cho hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thời gian qua, Việt Nam được coi là lựa chọn hàng đầu của các công ty thời trang Mỹ để thay thế một phần nguồn hàng từ Trung Quốc. Nguyên nhân là sản xuất tại Việt Nam có chi phí thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi có hiệu quả cao hơn Bangladesh.
Năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ giảm thấp nhất trong tất cả các nguồn cung cấp nhờ các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc giảm 39,2%, Ấn Độ giảm 25,6%, Bangladesh giảm 11,7% hay Indonesia giảm hơn 20% nhưng Việt Nam chỉ giảm 7,2%.
Bên cạnh đó, ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong năm 2020 cũng đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu số 1 vào Mỹ.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên liệu thô của Trung Quốc tăng trong những tháng đầu năm 2021 cũng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 683,32 triệu USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; clanhke và xi măng tăng 29,2%; sản phẩm hóa chất tăng 77,8%; quặng và khoáng sản khác tăng 39,4%...
Giai đoạn từ năm 2016 đến 6 tháng năm 2021, sản xuất vải của Trung Quốc giảm trung bình khoảng 1%/năm. Hàng dệt may tăng trưởng 3,4% nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm từ 5,5% của năm 2016 xuống còn 0,7% trong năm 2020. Sản xuất điện thoại các loại sau khi tăng 20,3% trong năm 2016 cũng đã giảm liên tục trong giai đoạn 2018 - 2020, với mức giảm 4,1% năm 2018, giảm 6% trong năm 2019 và giảm 9,5% năm 2020. Tuy nhiên, 6 tháng năm 2021, sản lượng điện thoại các loại của Trung Quốc tăng mạnh lên 21,1%, đạt 754,02 triệu chiếc. |
Tin liên quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK