Nhãn, vải “xuất ngoại” chinh phục thị trường khó tính
Thu hoạch vải ở huyện Lục Ngạn. Ảnh: TTXVN |
Định vị chất lượng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thắng Hải cho biết vải, nhãn là đại diện tiêu biểu của ngành rau quả Việt Nam chinh phục thị trường thế giới. Sản phẩm vải tươi đã được xuất khẩu tới 30 thị trường khác nhau: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia trong ASEAN, Trung Ðông... và đang tiếp tục được mở rộng và bước đầu được xuất đi Nhật Bản và EU.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La đã triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao chất lượng, giá trị vùng trồng, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất. Bảo đảm sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu.
Vụ Thị trường châu Á-châu Phi nhận định, trong khu vực ASEAN, Singapore là thị trường có mức thu nhập trung bình cao, có nhu cầu đối với các loại trái cây tươi chất lượng cao. Tuy nhiên, Singapore là thị trường khắt khe, đặt ra nhiều yêu cầu đối với trái cây tươi nhập khẩu vào nước này. Theo đó, trái cây tươi nhập khẩu vào Singapore phải đáp ứng được các điều kiện do Cơ quan quản lý thực phẩm của Singapore yêu cầu. Quả vải và nhãn của Việt Nam nếu đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của Singapore sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường tiềm năng này.
Theo Quy định kiểm soát thực vật của Singapore, các loại trái cây tươi nhập khẩu vào Singapore phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật/hóa chất. Đáng lưu ý, sản phẩm không chứa/tồn dư bất kỳ thuốc bảo vệ thực vật bị cấm nào; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất độc hại phải tuân thủ theo yêu cầu của Singapore. Riêng với quả vải và nhãn tươi, hàm lượng tồn dư sulphur dioxide trong không quá 50ppm. Ngoài ra, nhãn mác của sản phẩm phải ghi chính xác và đầy đủ các tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất; mô tả sản phẩm; ngày xuất khẩu/đóng gói. Các thông tin trên nhãn mác phải được viết bằng tiếng Anh (có bổ sung ngôn ngữ khác là lợi thế).
Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, về chất lượng và mẫu mã, quả vải, nhãn Việt Nam có mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, ngọt hơn so với vải, nhãn của các đối thủ khác. Hiện nay, trái vải và nhãn của Việt Nam cũng đã được nhiều thị trường có yêu cầu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… nhập khẩu. Do vậy, với thương hiệu và tiềm năng như vậy, quả vải và nhãn tươi Việt Nam còn nhiều dư địa tại thị trường Singapore.
Phải xây dựng thương hiệu và quảng bá
Đối với thị trường Malaysia, ông Lê Phú Cường, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho hay, để mở rộng xuất khẩu nhãn, vải nói riêng, nông sản nói chung của Việt Nam sang Malaysia, doanh nghiệp cần có biện pháp bảo quản sản phẩm để vận chuyển bằng đường biển, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Ngoài ra, hiện Chính phủ Malaysia đang thúc đẩy áp dụng chứng chỉ Halal với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp trong nước nên chú ý vấn đề này. Theo đó, cần xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm, cần chú ý định vị sản phẩm vải, nhãn ở phân khúc thị trường cao cấp hoặc trung bình để đưa vào hệ thống phân phối phù hợp.
Với thị trường tại châu Âu như Áo, bà Đinh Thị Hoàng Yến, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Áo cho rằng, quả vải và nhãn của Việt Nam thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Tuy nhiên, các loại quả này có thời hạn bảo quản không dài. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm tuyến đường hàng không nhanh, thuận tiện và chi phí thấp nhất để có giá chào cạnh tranh.
Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, để quả vải thiều lan tỏa rộng khắp đến với người tiêu dùng Nhật Bản, các địa phương trồng vải, doanh nghiệp xuất khẩu nên trực tiếp triển khai mạnh hơn, quy mô lớn hơn tại các sự kiện quảng bá tại Nhật Bản. Quan trọng hơn là tổ chức hoạt động quảng bá hằng năm để bền bỉ sự hiện diện của quả vải ở Nhật Bản chứ không chỉ làm 1 - 2 năm đầu tiên trái cây này xuất hiện trên thị trường.
Bên cạnh đó, đối với loại trái cây như vải thiều có thời gian bảo quản ngắn, doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch, xây dựng các chuỗi cung ứng lạnh để giữ cho trái vải có chất lượng ổn định trong quá trình vận chuyển, phân phối.
Tại thị trường Singapore, thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã thực hiện nhiều hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Trong đó, Thương vụ đặc biệt chú ý xúc tiến các sản phẩm trái cây tươi theo mùa vụ như quả vải và nhãn thông qua các chương trình Tuần hàng Việt Nam tại Singapore, hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với hệ thống phân phối, chào mời khách hàng thử trái vải tươi của Việt Nam tại các sự kiện lớn… Kết quả hoạt động xúc tiến cho thấy, sản phẩm vải tươi đã đạt được mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá tốt.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK