Nhân lực du lịch yếu trước hội nhập
Thiếu “lực” cạnh tranh
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Bên cạnh đó, theo thừa nhận của một số doanh nghiệp du lịch, hiện nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng... song khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ.
Ông Vũ Thế Bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, qua khảo sát một số công ty du lịch, không những thiếu về số lượng mà chất lượng của nhân lực trong ngành cũng tồn tại vấn đề khó khăn.
Ông Bình thừa nhận, thực tế cho thấy có khoảng 30- 45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour không đạt chuẩn ngoại ngữ. Vậy nên trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhân lực trong ngành du lịch của Việt Nam thường “thua” một số nước trong khu vực như Indonesia, Philippines trong cạnh tranh dẫn khách tại một số địa điểm nổi tiếng ở khu vực phía Nam như Phú Quốc, Côn Đảo…
“Đó còn chưa kể do ngoại ngữ hạn chế nên nhiều nhân lực trong ngành khó giới thiệu tốt để người nước ngoài hiểu về văn hóa Việt và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, dẫn đến tình trạng khách quốc tế đến nước ta vẫn chưa hiểu hết tiềm năng di sản và văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam”, ông Vũ Thế Bình nói.
Còn ông Trần Ngọc Lương- Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành và nhân sự Tập đoàn khách sạn Mường Thanh cho rằng, ngoài hạn chế về khả năng ngoại ngữ, nhân lực du lịch hiện còn yếu ở khâu tư duy nghề nghiệp bảo thủ và tư duy quản lý.
Sở dĩ như vậy theo ông Lương, thời gian vừa qua một số nhân viên công tác trong các khách sạn của Tập đoàn Mường Thanh vẫn coi nghề lễ tân, phục vụ trong khách sạn là nghề không cao quý, không đàng hoàng. “Cá biệt có nhân viên trước khi lấy chồng còn xin nghỉ việc vì sợ mang tiếng khi làm việc tại khách sạn”, ông Lương cho biết thêm.
Cũng theo vị Phó Tổng giám đốc tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, khi hội nhập, khách sạn mới tham gia vào sân chơi của Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn trong vấn đề nhân sự. Bởi nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp trung và cấp cao ngày càng được đòi hỏi cao, trong khi thị trường Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vậy vô hình trung lại tạo điều kiện cho lao động các nước bạn dịch chuyển, hậu quả người lao động Việt Nam đã khó sẽ ngày càng khó tìm kiếm việc làm có mức thu nhập.
Tạo sức bật từ hệ thống đào tạo
Tình trạng nguồn nhân lực du lịch yếu kém không chỉ gây hậu quả nhãn tiền là người lao động khó tìm kiếm việc làm mà xa hơn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để xảy ra tình trạng nêu trên, lãnh đạo các nhà trường đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng giáo trình đào tạo ở trường vẫn theo mô típ truyền thống, chưa phù hợp với chuyển động của thực tiễn nên khi ra trường, sinh viên khó bắt nhịp ngay với công việc.
Đồng thời, mặt bằng chung đầu vào tuyển sinh của các trường hiện nay khá thấp, dẫn đến chất lượng học tập của sinh viên có nhiều hạn chế, đặc biệt về ngoại ngữ- yếu tố quan trọng được các nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi xem xét nhân sự.
Do vậy, ông Phạm Trương Hoàng- Trưởng Khoa Khách sạn và Du lịch- ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cần hoàn thiện khung chương trình đào tạo với định hướng tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới để hoàn thiện kiến thức cho người học.
Đồng thời thường xuyên tổ chức cho học viên tham quan tìm hiểu môi trường thực tế và tăng cường hợp tác, trao đổi với các dự án quốc tế trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, thực hành, thực tập của sinh viên ngành du lịch tránh tình trạng học và dạy đơn thuần chỉ là lý thuyết thuần túy khô khan, ít gắn với thực hành.
Còn ông Trần Ngọc Lương cho rằng, cần gắn kết doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để giúp sinh viên cọ xát với thực tế, tăng kỹ năng mềm. Đồng thời các cơ quan quản lý liên quan đến việc đào tạo nhân sự ngành Du lịch cần “ngồi lại” với nhau để cùng bàn bạc để tìm hiểu nhu cầu thực tế của ngành, từ đó cải cách hệ thống giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Để sẵn sàng hội nhập, đủ sức cạnh tranh với thị trường lao động thế giới, theo các chuyên gia, ngành du lịch Việt Nam cần có sự liên kết, hợp tác đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, xã hội, doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực theo định hướng chuyên môn, chất lượng cao.
Tin liên quan
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics