Nguy cơ kinh tế Mỹ phát triển theo hình chữ W do vội vàng nới lỏng giãn cách xã hội
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đối với giới doanh nghiệp Mỹ. |
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nhận thấy việc nới lỏng giãn cách xã hội quá vội vã có thể kích động làn sóng mắc Covid-19 mới vào mùa Thu và đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng phong tỏa. Kết quả là nền kinh tế Mỹ sẽ phát triển theo đồ thị chữ W, theo đó nền kinh tế sau khi chứng kiến sự phục hồi tạm thời có thể lại lao dốc trở lại suy thoái kép trước khi phát triển trở lại.
Giáo sư Jeffrey Frankel chuyên về hình thành vốn và tăng trưởng tại Trường Harvard Kennedy nhận định: “Việc hối thúc tái mở cửa nền kinh tế khiến sự phục hồi theo hình chữ W ngày càng có nguy cơ xảy ra”. Theo ông, việc mở cửa trở lại nền kinh tế trên diện rộng nên chờ đợi cho đến khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm và việc xét nghiệm được tiến hành rộng rãi. Không ai được hoàn toàn miễn nhiễm cho đến khi một phương pháp chữa trị hiệu quả hoặc vaccine được sản suất và phân phối rộng rãi - kịch bản sẽ mất vài tháng nữa mới có thể xảy ra. Ngoài ra, ông Frankel cũng bày tỏ lo ngại rằng chính phủ có thể hấp tấp rút lại viện trợ tài chính cho nền kinh tế, làm suy yếu các trụ cột cần thiết cho công cuộc phục hồi tạm thời.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Yongseok Shin tại đại học Washington ở St. Louis và là nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, nói: “Sự phục hồi theo hình chữ W là khả năng chắc chắn xảy ra. Trừ phi việc mở cửa trở lại được kiểm soát cẩn thận với hoạt động xét nghiệm rộng rãi và tự nguyện giãn cách xã hội, tỷ lệ lây nhiễm sẽ gia tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương. Mọi người khi đó sẽ chùn bước do lo sợ bị lây nhiễm, và các chính quyền địa phương sẽ tái áp đặt phong tỏa, dập tắt quá trình phục hồi kinh tế có được tính đến thời điểm đó”.
Sự suy thoái kép có thể làm gia tăng đáng kể các nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ vốn đã kiệt sức. Quốc hội Mỹ đã cung cấp viện trợ khoảng 3.000 tỷ USD - gói cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay - để giúp các hộ gia đình và công ty sống sót qua các tháng tới. Tuy nhiên, viện trợ ngắn hạn đó chỉ có hiệu quả nếu công cuộc phục hồi được kéo dài. Nếu đợt suy thoái thứ hai bùng phát, khó có thể dự đoán rằng Quốc hội có sẵn sàng cung cấp thêm viện trợ để cho phép các doanh nghiệp sống sót qua đợt phong tỏa kéo dài nhiều tháng nữa hay không. Tương tự, nhiều công ty không có dự trữ tiền mặt để vượt qua đợt suy thoái thứ hai. Sự suy thoái kép có thể dập tắt niềm tin của các cá nhân và doanh nghiệp, điều rất cần thiết cho sự phục hồi kinh tế.
Đến nay, nền kinh tế Mỹ về cơ bản đang rơi tự do. Mỹ đã mất 20,5 triệu việc làm trong tháng 4/2020. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 14,7%, con số cao nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Tổng sản phẩm quốc nội - thước đo lớn nhất của sản lượng kinh tế - đã giảm 4,8% trong Quý I và dự đoán sẽ giảm tới 40% trong quý II so với cùng kỳ năm trước. Điều đó sẽ là con số tồi tệ nhất từ năm 1947 đến nay.
Khả năng tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 20% trong những tháng tới và tình trạng nghỉ phép tạm thời chuyển thành sự cắt giảm công ăn việc làm trong dài hạn ở nhiều khu vực sẽ là điều thảm khốc với bất kỳ tổng thống nào đang chạy đua tranh cử nhiệm kỳ 2. Tổng thống Trump phải đối đầu với gánh nặng đó trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng và trước nguy cơ lây nhiễm tăng vọt do tình trạng mở cửa trở lại sớm mà ông Trump đang khuyến khích.
Tin liên quan
Reuters: ECB “mải nhìn gương chiếu hậu" khi chậm cắt giảm lãi suất
09:13 | 12/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ suy thoái
09:13 | 14/08/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics