Nước Mỹ trước nguy cơ bị tấn công ồ ạt bởi dịch bệnh Covid-19
Giới chuyên gia y tế Mỹ vừa cảnh báo, Mỹ đang đứng bên bờ nguy hiểm là bị dịch bệnh Covid-19 (do virus SARS-CoV-2 gây ra) tàn phá. Theo họ, nguyên nhân nằm ở việc xét nghiệm chậm và chưa hiệu quả cùng với các thông điệp nhiều khi không rõ ràng từ chính quyền Tổng thống Mỹ Trump.
| |
Hoạt động vệ sinh khử trùng phòng dịch bệnh tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Mỹ. Ảnh: AP. |
Chỉ tính đến ngày 13/3/2020 thì trên toàn nước Mỹ đã có hơn 1.600 ca mắc Covid-19, với 41 trường hợp tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) (
con số cập nhật đến chiều ngày 15/3 theo giờ Việt Nam là ở Mỹ có 3.045 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 60 trường hợp tử vong do Covid-19 – ND).Tuy nhiên con số người Mỹ nhiễm SARS-CoV-2 trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều do việc xét nghiệm ở đây khá là kém.
Theo giới phê bình, tình hình ở Mỹ đang trở nên xấu đi do việc thiếu kế hoạch và các hạn chế yếu kém đã dẫn tới việc không xét nghiệm các đối tượng không bộc lộ triệu chứng và những người không đến từ các vùng dịch.
Trong quãng thời gian từ ngày 8/3 đến 11/3, CDC chỉ xét nghiệm có 77 người ở Mỹ. Thậm chí ở bang Washington, nơi có 31 người thiệt mạng vì bệnh dịch này, giới chức y tế cũng phải phân bổ chi li các bộ xét nghiệm.
Phản ứng bị động, thiếu thống nhất ngay từ đầu
Vào ngày 31/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã hạn chế việc đi lại xuất phát từ Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19, nhưng khi đó các nỗ lực đẩy mạnh xét nghiệm và bảo đảm cách ly cũng bị ngừng lại. Chính quyền Mỹ khi đó bác bỏ việc sử dụng các bộ xét nghiệm (test kit) của Tổ chức Y tế Thế giới để nghiêng về phương án phát triển các bộ xét nghiệm của riêng mình, mà điều này lại trở thành một sai lầm.
Thomas Chen-chia Tsai – một phẫu thuật viên tại Boston (Mỹ) cho rằng phản ứng của nước này là đáng thất vọng. “Việc cách ly nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã giúp thế giới có thêm thời gian chuẩn bị trong vài tuần nhưng ở Mỹ, chúng ta lại bình chân như vại. Cơ hội đã bị bỏ lỡ. Nếu có phản ứng chính xác, thì chúng ta giờ đã ở một tư thế khác rồi”.
Bác sĩ Chen-chia Tsai nhận xét: “Chính quyền Mỹ không muốn gây ra hoảng loạn nhưng người Mỹ đã hoảng loạn khi họ thấy chẳng có kế hoạch phòng bị gì cả. Chính khoảng trống đó tạo nên sự hoang mang”.
Tổng thống Mỹ Trump được cho là lo ngại nỗi sợ Covid-19 có thể ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán cũng như triển vọng tái đắc cử của ông. Ông ban đầu trấn an dư luận, cho rằng dịch này không đáng ngại lắm.
Cuối cùng thực tế lại diễn biến khác khiến ông Trump vấp phải nhiều chỉ trích.
Holden Thorp – nhà hóa học kiêm tổng biên tập của tạp chí Science, cho rằng việc Tổng thống Trump ban đầu hạ thấp mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 đã khiến chính phủ Mỹ phản ứng chậm trước đại dịch này.
Chính một số đồng minh của Tổng thống Trump đã than phiền về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay ở Mỹ. Scott Gottlieb – cựu lãnh đạo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ dưới thời Trump, nhận định: “Chúng ta có thể đã đánh mất cơ hội có một kết quả như Hàn Quốc”. Ông ám chỉ việc Hàn Quốc đã hạn chế được đà lây lan của virus SARS-CoV-2 bằng cách xét nghiệm tới gần 20.000 người mỗi ngày. Ông nhấn mạnh thêm: “Chúng ta phải làm mọi thứ để tránh thảm họa mà Italy đang phải hứng chịu”.
Chính Anthony Fauci – người đứng đầu Viện Dị ứng và các Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (Mỹ), đã thừa nhận trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng giới chức nước này đã không phản ứng nhanh trước sự lây lan của virus corona chủng mới (tức SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19.
Ông Fauci phát biểu: “Chúng ta đã không sẵn sàng để thực hiện ý tưởng là mọi người đều được xét nghiệm dễ dàng theo cách mà người ở các nước khác làm. Chúng ta nên làm vậy nhưng chúng ta đã không thể. Đó là một sự thất bại. Chúng ta phải thừa nhận như vậy”.
Nước Mỹ hiện tại phải gồng mình đón nhận làn sóng lớn các ca nhiễm mới trong khi họ thiếu sự phản ứng nhất quán ở cấp liên bang.
Điểm yếu của hệ thống y tế Mỹ
Thế khó lớn về thể chế của Mỹ là họ không có chế độ nghỉ phép vẫn được hưởng lương, đã vậy hệ thống y tế của họ lại theo hướng vì lợi nhuận, nên hàng triệu người dân Mỹ sẽ phải chấp nhận tốn rất nhiều tiền khi đi gặp bác sĩ. Trước thực tế này, các bang và các thành phố của Mỹ đang phải dựa vào các biện pháp “cách ly xã hội” như là đóng cửa các nơi tụ tập đông người và tuyên truyền thực hành vệ sinh.
Những phản ứng chậm của chính quyền ông Trump, như cấm các đi lại xuất phát từ phần lớn châu Âu, được cho là ít có tác dụng vào lúc này vì virus SARS-CoV-2 đã lây lan khắp lục địa Mỹ. Các chuyên gia thậm chí đang dự báo đầy ảm đạm rằng sẽ có tới hàng chục triệu người bị nhiễm virus gây dịch viêm đường hô hấp này.
Andy Slavitt – nguyên đứng đầu chương trình Medicare dưới thời Tổng thống Mỹ Obama, đã đăng lên mạng xã hội Twitter nội dung dự báo có thể có “hơn 1 triệu ca tử vong ở Mỹ do virus này không được khống chế và hoạt động xét nghiệm cũng không thực hiện tới nơi tới chốn”. Theo Slavitt, điều này sẽ được ghi nhận là “thảm họa y tế công cộng lớn có khả năng ngăn ngừa được”.
Hệ thống y tế Mỹ thực sự là gặp khó ngay cả khi chính quyền Mỹ hiện nay đẩy mạnh việc xét nghiệm và đưa ra những tư vấn chính xác, bởi lẽ hệ thống y tế này phục vụ con người dựa trên mức thu nhập của họ. Số giường bệnh trên đầu người ở vùng Lombardy (Italy) còn cao hơn cả của Mỹ, vậy mà hệ thống y tế tại vùng đó còn bị quá tải vì dịch Covid-19.
Georges Benjamin – Giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế Công cộng Mỹ, thừa nhận: “Chúng ta không có đủ giường bệnh cần thiết, và nếu điều tương tự như ở Italy xảy đến, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn… Chúng ta khởi đầu bằng một hệ thống y tế công có nhiều khiếm khuyết – hệ thống đó thiếu kinh phí trong nhiều năm trời, và điều này khiến chúng ta bây giờ phải đối mặt với những thách thức lớn”./.
Tin liên quan
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics