Ngành Tài chính cân đối ngân sách, ứng phó với đại dịch Covid-19
Ngân sách Nhà nước đã dành khoảng 9.500 tỷ đồng cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để mua sắm trang thiết bị vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: ST. |
Dành 55 nghìn tỷ để chi phòng, chống, hỗ trợ dịch bệnh
Trong dự toán năm 2020, khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ước tính là 45 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, quý I đã kết thúc mà vẫn chưa thu được đồng nào. |
Báo cáo tại hội nghị Chính phủ với các địa phương tuần rồi, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, NSNN đang ưu tiên nguồn lực 16,2 nghìn tỷ đồng phòng chống dịch, trong đó tập trung vào việc thực hiện chế độ, chính sách ưu tiên cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19, tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ NSNN cho người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, đảm bảo an sinh và an toàn xã hội.
Thực tế, theo thống kê của Bộ Tài chính, NSNN đã dành khoảng 9,5 nghìn tỷ đồng cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19. Dự kiến, trong thời gian tới, có thể tiếp tục phải tăng chi thêm để đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng ứng phó với đại dịch này. Bên cạnh đó, dành khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng để chi chế độ ưu tiên phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; chi tiền ăn cho người bị cách ly, chi khám chữa bệnh nền trong thời gian cách ly. Ngoài ra, NSNN cũng ưu tiên bố trí khoảng 36 nghìn tỷ đồng để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho 6 nhóm đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch. Đó là chưa kể, việc chủ động bố trí nguồn để tăng cường hàng dự trữ quốc gia (chủ yếu là lương thực), hỗ trợ kịp thời người dân ở những khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo không ai bị đói.
Áp lực chi khá lớn, nhưng trước khó khăn của hoạt động sản xuất-kinh doanh, thương mại, đầu tư do tác động của đại dịch Covid-19, dự báo nguồn thu NSNN năm 2020 sẽ giảm. Nguyên nhân trước hết do tăng trưởng kinh tế đạt thấp. Năm nay, Việt Nam dự báo tăng trưởng chỉ ở mức trên dưới 5% nhưng các tổ chức quốc tế không lạc quan như vậy. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo Việt Nam chỉ đạt 2,7%, Ngân hàng Thế giới dự báo là 4,9% và Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo 4,8%. Cùng với đó, giá dầu thô giảm sâu; việc điều chỉnh chính sách thu NSNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh ứng phó với dịch bệnh; tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp hiện chậm chạp cũng là những rủi ro lớn đối với dự toán NSNN năm 2020.
Những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn đến hoạt động cân đối thu, chi NSNN. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán thì phải xem xét, điều chỉnh giảm tương ứng một số khoản chi để đảm bảo cân đối NSNN. Tuy nhiên, trong điều kiện cần thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trước tác động của dịch bệnh thì vẫn phải giữ dự toán chi đầu tư phát triển, các khoản chi chế độ, chính sách cho con người, thậm chí còn tăng chi an sinh xã hội.
Cắt giảm ít nhất 30% chi hội nghị, công tác
Theo chia sẻ của người đứng đầu ngành Tài chính, hiện nay, Bộ Tài chính đang dự kiến, với phương án tích cực nhất (dịch kết thúc trong quý II/2020), tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,3% (giảm 1,5% so với kế hoạch), giá dầu bình quân cả năm khoảng 35 USD/thùng, thu từ cổ phần hoá và thoái vốn DNNN không thực hiện được thì thu NSNN ước giảm khoảng 140-150 nghìn tỷ đồng, trong đó, thu ngân sách Trung ương giảm khoảng 100-110 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương giảm 40 nghìn tỷ đồng. Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mức dự kiến nêu trên (dưới 5% như dự báo của các tổ chức quốc tế), thu NSNN sẽ giảm lớn hơn, nhất là số thu ngân sách ở các khu vực kinh tế trọng điểm đang chịu rất nhiều tác động từ sự đình trệ của các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, logistics,… như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng,…
Trong bối cảnh dự báo thu NSNN có thể giảm lớn nhưng vẫn phải đảm bảo chi đầu tư phát triển, tăng chi an sinh xã hội và phòng chống dịch bệnh, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cân đối nguồn lực đảm bảo chi NSNN. Trong đó, kiên quyết nhất chính là yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài. Thực hiện tốt việc này, riêng các cơ quan Trung ương dự kiến tiết kiệm được khoảng 600 - 700 tỷ đồng.
Trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương trong việc bố trí nguồn lực cho các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội trên địa bàn, Bộ Tài chính cũng đang kiến nghị các địa phương, bên cạnh việc sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính của ngân sách địa phương, phải chủ động sử dụng từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí cải cách tiền lương còn dư để xử lý. Dự kiến các địa phương cân đối được khoảng 13-14 nghìn tỷ đồng từ các nguồn dự phòng, dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn lực hợp pháp khác của địa phương. Đối với những địa phương khó khăn, Trung ương sẽ hỗ trợ theo các mức 30%, 50% và 70% kinh phí thực phát sinh ở địa phương.
Đối với cân đối ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính dự kiến dành 34,6 nghìn tỷ đồng nguồn tăng thu và chi ngân sách Trung ương còn lại của năm 2019 chuyển sang năm 2020, trong đó dự kiến dành 20 nghìn tỷ đồng để cùng với ngân sách địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội theo Nghị quyết của Chính phủ. Còn lại 14,6 nghìn tỷ đồng tiếp tục sử dụng để dành cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ cân đối ngân sách Trung ương.
Đối với các đề xuất từ một số tổ chức quốc tế cho Việt Nam vay hỗ trợ ngân sách, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang đàm phán với các nhà tài trợ này để có điều kiện vay ưu đãi nhất. Dự kiến có thể vay với chi phí thấp từ các tổ chức này khoảng 1 tỷ USD. Cùng với đó, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trường hợp thực hiện vay thêm từ các tổ chức quốc tế thì trước mắt giảm tương ứng phần vay trong nước để đảm bảo thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2020.
Khả năng bội chi NSNN sẽ tăng thêm khoảng 1,5-1,6% GDP (tức là ở mức 5-5,1% GDP). Kể cả trong trường hợp kiểm soát được số tuyệt đối bội chi NSNN năm 2020 thì tỷ lệ bội chi so với GDP dự kiến vẫn tăng lên do quy mô GDP (số tuyệt đối) không đạt mức kế hoạch. |
Tin liên quan
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Thư chúc mừng 79 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính
10:15 | 28/08/2024 Tài chính
Huy động trái phiếu Chính phủ đảm bảo cân đối ngân sách và giảm áp lực trả nợ
15:00 | 30/07/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics