Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
Bão số 3 đã làm thiệt nặng nề các khu vực nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Ảnh minh họa: XT |
Nhanh chóng hỗ trợ phục hồi sản xuất
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thiệt hại do bão số 3 - bão Yagi cho thấy, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã thiệt hại 30.800 tỷ đồng, bằng gần 40% tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3. Hàng trăm nghìn hecta lúa, cây hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hàng triệu con gia cầm và hơn 44.000 gia súc bị chết.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng tốc trong năm 2024 và hoàn thành kế hoạch vào năm 2025 theo kế hoạch 2021-2025. Tuy nhiên, bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng: 8.100 lồng nuôi, 31.000 ha nuôi trồng thủy sản, 350.000 ha cây ăn trái, lúa, hoa màu và khoảng 4,5 triệu con gia súc, gia cầm bị chết.
"Những khó khăn và thách thức này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng cũng như xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những tháng cuối năm 2024. Nhưng nhất định, khó khăn nào cũng phải khắc phục để về đích với các mục tiêu đã đề ra", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Ngay sau cơn bão số 3 với những thiệt hại nặng nề, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện sớm việc soạn thảo Nghị định 02, sửa đổi, bổ sung một số điều trình Chính phủ thông qua vào đầu tháng 11/2024. Sau khi lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhiều điều kiện hỗ trợ đã được thay đổi theo hướng có lợi cho nông dân, giúp chính sách thực sự phát huy vai trò là đòn bẩy khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất các loại cây trồng, vật nuôi sẽ được điều chỉnh mức hỗ trợ phù hợp theo giai đoạn sinh trưởng chứ không đánh đồng một mức như trước đây. Mức hỗ trợ sẽ tăng bình quân 2,7 lần so với trước đó, có đối tượng tăng 1,5 lần, có đối tượng tăng 3 lần. Cơ sở tính toán không dựa trên mức sống mà dựa vào giá của vật tư nông nghiệp đầu vào từng lĩnh vực.
Các hộ dân và doanh nghiệp không cần phải làm đơn xin hỗ trợ. Chính quyền địa phương chủ động phối hợp xác nhận thiệt hại. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình xác nhận để hỗ trợ sau thiên tai, dịch bệnh.
Đáng chú ý, dù sửa đổi nhưng Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh vẫn giữ nguyên tinh thần là một chính sách hỗ trợ chứ không phải là một giải pháp đền bù. Nhà nước là một trong những nguồn lực giúp vực dậy sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh, cộng hưởng cùng công tác xã hội hóa.
Thành công khôi phục sản xuất
Là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, bão số 3 đã làm thiệt nặng nề các khu vực nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao, ngập lụt và ước thiệt hại trên 30.000ha, khoảng 6.180 tỷ đồng.
Trước những thiệt hại trên, Cục Thủy sản đã liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu làm lồng bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng hoặc hỗ trợ khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại.
Đến nay, các đơn vị, doanh nghiệp đã ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống chất xử lý cải tạo môi trường nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ với số tiền tương đương trên 90 tỷ đồng. Đồng thời làm việc với các ngân hàng và tổ chức tín dụng để xem xét khoanh nợ, giãn nợ và bổ sung các gói vay mới nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất...
Về lâu dài, Cục trưởng Cục Thủy sản cho rằng, địa phương cần rà soát lại các vùng nuôi tập trung và đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Các tỉnh, thành phố tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, tiếp cận công nghệ mới, công nghệ hiện đại, quy mô lớn và theo chuỗi khép kín. Đặc biệt kiên quyết di dời các cơ sở nuôi ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, biến động môi trường.
Về chăn nuôi, các giống gia cầm như gà và thủy cầm đã được cung cấp kèm thức ăn để giúp bà con nông dân tái đàn nhanh chóng. Đối với trồng trọt, các doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ tối đa khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, Cục Trồng trọt cũng phối hợp với các doanh nghiệp khẩn trương cung cấp giống rau, giống lúa và vật tư cần thiết đến từng địa phương.
Cụ thể, ngành lâm nghiệp đã huy động nguồn cây giống để phục hồi 17.000ha rừng bị thiệt hại. Đồng thời, sớm ban hành công văn hướng dẫn địa phương khắc phục thiệt hại về rừng. Trong đó, địa phương chủ động rà soát các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng.
Nhờ đó, sau 10 tháng, kết quả sản xuất nông nghiệp khá tích cực. Sản xuất lúa đạt 40,5 triệu tấn, dự báo mục tiêu 43 triệu tấn lúa năm 2024 sẽ đạt được. Về chăn nuôi, quy mô đàn lợn vẫn tăng 2,4%, gia cầm tăng 2,3%, thủy sản tăng 2,4%. Theo đó, sẽ đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho cuối năm, dịp Tết và xuất khẩu.
Tin liên quan
Quảng Bình: Hơn 15.000 ngôi nhà ngập trong lũ, chính quyền khẩn trương cứu hộ
10:44 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài học cho châu Á từ các cơn bão liên tiếp tại Mỹ
14:00 | 16/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị
11:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm áp lực khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh tăng
08:11 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV phấn đấu sản xuất 3,4 triệu tấn than trong tháng 11/2024
07:35 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank: Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
23:21 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel và Qualcomm nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện
16:41 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
15:58 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Giải pháp chống gian lận xuất xứ, chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới
Nợ thuế trên 19 tỷ đồng, một doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan