Ngành CNTT – Viễn thông năm 2022: "Điểm trừ" không lấn át được "điểm cộng"
“Điểm cộng” đầy tích cực
Theo kết quả khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), tất cả các doanh nghiệp và chuyên gia được hỏi đều nhận định triển vọng 6 tháng cuối năm 2022 ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong đó có 61,1% cho rằng tăng trưởng mạnh mẽ.
![]() |
Chỉ số niềm tin tăng trường ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông được cải thiện qua từng năm. Nguồn Vietnam Report |
Nhận định này được đưa ra dựa trên tình hình khả quan trong năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, năm 2021, tổng doanh thu ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông đạt 136,153 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam trong năm 2021 đạt 64.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2020. Về doanh thu ngành Công nghệ – Viễn thông 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 57 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, nỗ lực và quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc thúc đẩy “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030” được coi là một xung lực quan trọng đối với tăng trưởng ngành trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, báo cáo của Vietnam Report cũng chỉ ra top 3 cơ hội cho ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông trong thời gian tới. Đó là dịch Covid-19 bùng phát đã tạo cú hích mạnh mẽ cho xu hướng chuyển đổi số được nhen nhóm trước đó, đặc biệt là trong năm 2021 với sự tăng trưởng vượt trội 29,7% so với năm 2020 và trở thành xu thế tất yếu trong năm 2022 khi dịch có dấu hiệu lắng xuống.
Cùng với đó, tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine đạt ở mức cao giúp cho kinh tế Việt Nam từng bước “thích ứng” an toàn, linh hoạt, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Công nghệ thông tin – Viễn thông nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung tăng tốc chuyển đổi số.
Ngoài ra, tỷ lệ người dùng Internet và các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ công nghệ ở mức cao so với thế giới vẫn là một trong những cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế số khi mà dự báo các dịch vụ Mobile data đang trong giai đoạn tăng trưởng đến năm 2025.
Thách thức từ những “điểm trừ “
Bên cạnh những thuận lợi, ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông cũng đối diện không ít khó khăn. Khảo sát của Vietnam Report cho biết, 72,2% số chuyên gia và doanh nghiệp được hỏi cho biết gặp khó khăn vì thủ tục hành chính phức tạp; 66,7% thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và 55,6% gặp nhiều giới hạn trong nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ.
![]() |
Các thách thức và cản trở vẫn còn đối với các doanh nghiệp Công nghệ thông ti - Viễn thông. Nguồn Vietnam Report |
Lý giải nguyên nhân, các chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ chỉ ra rằng, thủ tục hành chính có xu hướng gia tăng trong 3 năm trở lại đây là do tốc độ phát triển nhanh của công nghệ số đã tạo ra các loại hình dịch vụ mới trong môi trường công nghệ trong khi các bộ luật không theo kịp thực tiễn, không phù hợp trong công tác thực thi, gây ra những bất cập, khó khăn cho các doanh nghiệp.
Trong hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) sản phẩm công nghệ, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn đầu tư mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp coi đây là khó khăn hàng đầu đã giảm đáng kể từ mức 33,3% vào năm 2020 xuống 23,5% vào năm 2021 và chỉ còn 16,7% vào năm 2022. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ tại Việt Nam (cả khu vực nhà nước và tư nhân) chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore (2,22%), Malaysia (1,44%) và Thái Lan (0,78%)...
Một điểm trừ khác đầy thách thức là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghệ đang có chiều hướng tăng trở lại. Bằng chứng là việc theo đuổi chính sách Zero-Covid của Trung Quốc trong bối cảnh các biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn đã khiến cho tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ngày một nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, Trung Quốc là công xưởng hàng đầu thế giới về gia công phần mềm và sản xuất linh kiện điện tử. Quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này cũng là một thị trường tiêu thụ hấp dẫn đối với bất cứ doanh nghiệp công nghệ nào. Do vậy, tỷ lệ doanh nghiệp và chuyên gia công nghệ lo ngại về những thách thức do đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường tiêu thụ rối loạn đã tăng đến 44,4% trong năm 2022 mặc dù đã giảm xuống 35,3% của năm 2021 từ mức 55,6% trong năm 2020.
Để khắc phục các hạn chế này, ngoài các nguyên nhân khách quan, các chuyên gia và doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp công nghệ cần phải ưu tiên 5 vấn đề trong chiến lược phát triển của mình. Đó là: tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (88,3%), nâng cao năng lực cạnh tranh so với những đối thủ công nghệ khác (88,3%), tăng cường hoạt động R&D (77,8%), nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông (55,6%) và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng (61,1%). Ngoài ra, cũng cần bám sát xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tới, đó là dịch vụ dựa trên điện toán đám mây; trí tuệ nhân tạo; internet vạn vật; công nghệ 5G; thị trường Internet băng thông rộng cố định; chuỗi khối (Blockchain).
Tin liên quan

Mở khóa tiềm năng kinh tế số: Ngành Tài chính tiên phong hành động
21:16 | 10/07/2025 Chuyển động

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số
20:55 | 10/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu
08:31 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 3 con số

Lạng Sơn: Thu giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tội phạm ma túy phức tạp tuyến biên giới miền Trung

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 3 con số

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Thuế Hải Phòng chuyển đổi số toàn diện các quy trình quản lý

Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Chính sách miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng
