Ngân hàng “rộn ràng” chia cổ tức “giấy”: Ai thiệt, ai lợi?
Tham vọng lãi đậm, Techcombank vẫn “nhất quyết” không chia cổ tức | |
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 30%, dự kiến chia cổ tức 30% | |
Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng |
Nhiều ngân hàng dự kiến chia cổ tức ở mức cao hơn năm ngoái cho cổ đông. Ảnh: ST |
Chia cổ tức cao
Mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay đến sớm hơn năm ngoái do nền kinh tế đã được “mở cửa” trở lại. Nhưng theo chỉ đạo mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại không thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 nhằm tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Đây là năm thứ 2 cổ đông của các ngân hàng chỉ được nhận “cổ tức giấy” theo chỉ đạo của cơ quan quản lý.
Vì thế, nhiều ngân hàng đã chốt phương án và dự kiến đưa ra tỷ lệ chia cổ tức cao, thậm chí là cao hơn nhiều so với năm 2021. Tại ĐHĐCĐ vừa được tổ chức, cổ đông ACB đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. ĐHĐCĐ của VIB cũng đã thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, trong đó ngân hàng sẽ chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Còn theo tài liệu chuẩn bị ĐHĐCĐ, HĐQT của MSB dự kiến trình ĐHĐCĐ kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 15.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng từ việc phát hành hơn 458,25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, tương ứng với tỷ lệ chia là 30%. Ngoài ra, ngân hàng này cũng trình cổ đông phê duyệt kế hoạch phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP).
MB cũng sẽ phát hành 755,6 triệu cổ phần để chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu và chào bán riêng lẻ 65 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn thêm hơn 8.206 tỷ đồng. SHB tiếp tục có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15%. OCB cũng dự kiến đặt mục tiêu duy trì mức cổ tức từ 20-25% cho cổ đông.
Với ngân hàng quốc doanh, trong lần họp sắp tới, Vietcombank sẽ trình phương án tăng vốn điều lệ năm 2022. Đầu năm nay, ngân hàng này đã hoàn thành phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. Sau phát hành, vốn điều lệ nâng lên hơn 47.300 tỷ đồng. Trong khi đó, BIDV vừa hoàn thành trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25,7%, nâng vốn điều lệ lên 50.585 tỷ đồng. BIDV có kế hoạch phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ qua chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, nhưng chưa thực hiện.
Hưởng lợi “kép”
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến các ngân hàng ưa thích chia cổ tức bằng cổ phiếu, ngoài việc các ngân hàng hưởng ứng lời kêu gọi của NHNN mà việc này còn giúp các ngân hàng tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh, cũng là điều kiện cần để đảm bảo khả năng cung tín dụng của các ngân hàng. Hiện thu nhập của nhiều ngân hàng phần lớn vẫn đến từ tín dụng. Để duy trì được hệ số an toàn vốn ở mức hiện tại, thì với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2022 ở mức 14%, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng ít nhất khoảng 7-8%.
Hơn nữa, với cổ đông, việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu không phải là chịu thiệt mà còn được hưởng lợi kép bởi cổ phiếu ngân hàng vẫn được mệnh danh là “cổ phiếu vua”. Giới phân tích vẫn rất lạc quan về tăng trưởng của ngành ngân hàng, điều này sẽ tạo thành dư địa tăng trưởng mạnh cho cổ phiếu ngân hàng.
Hiện một loạt ngân hàng đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh năm 2022 với nhiều con số tham vọng. VIB dự kiến đạt lợi nhuận kỷ lục 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021; MSB dự kiến lợi nhuận năm 2022 đạt 6.800 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%; MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với 2021; OCB dự kiến tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25-30%... Trong khi đó, các chuyên gia SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình của các ngân hàng năm 2022 là 21% so với năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng 13% của 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI. Trong đó, các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước ước tính tăng trưởng lợi nhuận ở mức 19%, trong khi các ngân hàng TMCP khác có thể đạt mức tăng trưởng tới 22% so với năm 2021 do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.
Bà Phạm Thùy Dương, Phó Giám đốc Bộ phận Phân tích, Dragon Capital cho biết quỹ ngoại này đang phân bổ đầu tư cho nhóm ngành ngân hàng cao hơn tỷ trọng của nhóm ngân hàng trong rổ chỉ số VN-Index do tự tin vào tiềm năng tăng trưởng của nhóm ngành này. Theo tính toán của một nhà đầu tư, nếu ngân hàng chia cổ tức 25% bằng tiền thì một nhà đầu tư sở hữu 10.000 cổ phiếu (mệnh 10.000 đồng/cổ phiếu) chỉ được nhận 25 triệu đồng, trong khi nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu nhà đầu tư có thêm 2.500 cổ phiếu.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có lợi cho các nhà đầu tư nắm giữ trung và dài hạn, nhưng nhà đầu tư theo dạng “lướt sóng” sẽ không thích điều này bởi rủi ro cổ phiếu bị pha loãng, giá cổ phiếu ngay lập tức bị điều chỉnh giảm. Ngoài ra, với dạng chia cổ phiếu thưởng ESOP thì đa phần được lợi cho số ít nhân sự cấp cao hoặc phải gắn bó lâu năm với ngân hàng.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics