Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định cơ chế thử nghiệm cho Fintech
Để Fintech là “mảnh ghép” mấu chốt trong hệ sinh thái ngân hàng số TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu xây dựng “Phố Fintech” Đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu từ công nghệ tài chính |
Theo dự thảo tờ trình Chính phủ của NHNN, thời gian qua, ngành ngân hàng thế giới nói chung, ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chứng kiến xu hướng ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới gắn với thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI)... vào các mô hình kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng, giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với các dịch vụ phù hợp, chi phí hợp lý.
Tại Việt Nam, xu hướng phát triển công nghệ tài chính (Fintech) còn được thể hiện rõ nét qua việc các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức không phải là ngân hàng có thế mạnh công nghệ tham gia vào các mảng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính (công ty Fintech)...
Lĩnh vực Fintech có nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh minh họa: ST |
Thực tế cho thấy, thị trường tại nước ta đang xuất hiện nhiều công ty Fintech tham gia vào lĩnh vực tài chính như cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng (P2P Lending), chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân...
Đặc biệt, lĩnh vực Fintech còn thu hút lượng lớn nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, NHNN nhận định, sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của Fintech nhưng chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh, có thể tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh mạng...
Đơn cử như trong hoạt động P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công ty P2P Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending và khách hàng vay…) thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay, nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.
NHNN đã đưa ra 6 chính sách để cụ thể hóa thành các quy định chi tiết tại dự thảo nghị định. Cụ thể là 6 chính sách về điều kiện đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm; về triển khai thử nghiệm; về kiểm soát rủi ro; về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, chủ thể liên quan; về xử lý sau thử nghiệm; về xử lý chuyển tiếp. |
Vì thế, cùng với xu hướng thế giới, NHNN cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng một khung khổ quản lý dưới hình thức nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm đối với hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
Đồng thời, quá trình vận hành khung khổ này cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.
Theo đó, tại dự thảo nghị định, NHNN đã đề xuất một số chính sách quản lý rủi ro thông qua việc: Quy định về trách nhiệm của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm trong xây dựng khung quản lý rủi ro đầy đủ, bảo vệ người sử dụng dịch vụ; Quy định về trách nhiệm thông tin, báo cáo của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm; Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước (trong đó có Bộ Công an) trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, đánh giá Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cùng việc kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, vận hành Cơ chế thử nghiệm...
NHNN cho rằng, các quy định này nhằm đảm bảo quá trình thử nghiệm các giải pháp Fintech luôn được các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát chặt chẽ và các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro phát sinh (nếu có).
Nhưng trong quá trình thử nghiệm, các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, đánh giá toàn diện bởi cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó kiểm soát được rủi ro phát sinh (nếu có), bảo vệ lợi ích của khách hàng tốt hơn, đồng thời tránh được tác động tiêu cực so với việc triển khai trên quy mô rộng, thời gian dài.
Hiện dự thảo nghị định đang được NHNN lấy ý kiến góp ý gồm 5 Chương, 24 Điều.
Tin liên quan
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics