Ngân hàng công bố lợi nhuận "khủng"
![]() | Các ngân hàng đang dẫn đầu về giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp |
![]() | Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm: Lợi nhuận gia tăng, khách hàng... bức xúc |
![]() | Dần hé lộ lợi nhuận của các ngân hàng nửa đầu năm |
![]() |
Vietcombank đã vươn lên giành lại ngôi đầu bảng từ VPBank. |
Nếu như trong quý 1/2022, vị trí quán quân lợi nhuận thuộc về VPBank do ghi nhận khoản thu nhập bất thường về phí bảo hiểm với AIA, thì sau 6 tháng, Vietcombank đã vượt lên lấy lại ngôi đầu với lợi nhuận ước tính hơn 17.000 tỷ đồng.
Hiện Vietcombank vẫn chưa công bố báo cáo tài chính chi tiết quý 2/2022 và 6 tháng, nhưng theo ước tính của SSI Research, lợi nhuận trong quý của ngân hàng ước khoảng 7.000 - 7.300 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của ngân hàng sẽ dao động từ 17.000 - 17.300 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, ngoài lợi nhuận ghi trên sổ sách, Vietcombank còn một khoản rất lớn là quỹ trích lập dự phòng rủi ro làm “của để dành” cho lợi nhuận sau này. Lãnh đạo Vietcombank cho hay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng tính tới cuối tháng 6/2022 là 514%, cao nhất thị trường. Ngân hàng này cũng cho biết, tổng dư nợ cho vay khách hàng tính đến cuối tháng 6 đạt 1,1 triệu tỷ đồng; tổng tài sản của ngân hàng đạt xấp xỉ 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 13,4% so với 2021.
Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,6% nằm trong mức khống chế kế hoạch 1,5%. NIM đạt 3,47%, tăng mạnh so với năm 2021, cao nhất trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Các chỉ số sinh lời ROA, ROE duy trì ở mức cao.
Dù lùi về vị trí thứ 2, nhưng kết quả kinh doanh của VPBank cũng đầy khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 15.300 tỷ đồng, tương đương 52% kế hoạch năm, tăng 70% so với cùng kỳ.
Dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt 436.000 tỷ đồng, trong đó tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 14,3%, cao hơn mức trung bình 9,35% toàn ngành. Nhờ vậy, thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 31.600 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập thuần từ phí tăng 34,5%, thu nhập từ nợ đã xử lý tăng 26% so với 6 tháng đầu năm 2021…
![]() |
Kết quả lợi nhuận 6 tháng của một số ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 7. Biểu đồ: H.Dịu |
Techcombank tiếp tục giữ nguyên vị trí thứ 3 về lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 với 14.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo tài chính, lợi nhuận của ngân hàng đã có sự giảm tốc trong quý 2/2022, một phần do mảng tín dụng doanh nghiệp lớn (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) sụt giảm 7% sau các động thái thắt chặt kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý. Động lực tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank quý 2/2022 chủ yếu nhờ cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro chứ không phải đến từ tăng trưởng các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Hơn nữa, Techcombank luôn có sự tăng trưởng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ổn định, nhưng sau 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ này lại giảm xuống 47,5% so với mức 50,4% cuối quý 1/2022.
Lý giải về mức giảm này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc cao cấp phát triển và quản lý hợp kênh của Techcombank cho biết, sau đại dịch Covid-19, nhất là từ quý 2 khi hoạt động kinh doanh trở lại bình thường thì nhu cầu đầu tư được triển khai mạnh mẽ, khách hàng có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang một số sản phẩm khác như bất động sản và đầu tư chứng khoán. Nên vị này cho rằng, mức độ ảnh hưởng chỉ là tạm thời và Techcombank sẽ có giải pháp để CASA dự kiến đạt mức 50%.
Đứng ở các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hàng top lợi nhuận ngân hàng đến thời điểm này là MB khi lãnh đạo ngân hàng cho biết doanh thu toàn tập đoàn trong 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 29.900 tỷ với lợi nhuận 11.920 tỷ; trong đó, riêng ngân hàng doanh thu đạt gần 17.800 tỷ đồng, tăng 23% và lợi nhuận đạt 10.666 tỷ đồng. Tiếp đến là VietinBank và BIDV, dù 2 “ông lớn” chưa đưa ra thông báo về kết quả kinh doanh nhưng theo ước tính của SSI Research, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận của VietinBank khoảng hơn 10.500 tỷ đồng và của BIDV là hơn 10.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, dù không đạt mức lợi nhuận cao chục nghìn tỷ đồng, nhưng một số ngân hàng tầm trung cũng có mức tăng trưởng ấn tượng. Chẳng hạn, MSB công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 3.336 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng; lợi nhuận 6 tháng của LienVietPostBank đạt 3.588 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái; ABBank có lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 1.662 tỷ đồng, tăng 39,5% so với cùng kỳ; ước tính lợi nhuận trước thuế của ACB trong quý 2 là 5.000 tỷ đồng, nâng lợi nhuận nửa đầu năm lên 9.200 tỷ đồng; lợi nhuận 6 tháng đầu năm của SHB là 5.900 tỷ đồng, VIB là 5.000 tỷ đồng, HDBank ước đạt hơn 5.000 tỷ đồng…
Theo ước tính của SSI Research, tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 của các ngân hàng được phân tích có thể đạt bình quân khoảng 26-29% so với cùng kỳ, kết quả này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ khi tăng 10,3% so với đầu năm và tăng 18% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng cho rằng, lợi nhuận trước thuế trong quý 2 của một vài ngân hàng có khả năng giảm so với quý trước.
Trong nửa cuối năm, các ngân hàng vẫn kỳ vọng lớn vào nhiều động lực tăng trưởng, nhất là từ tín dụng. Theo các chuyên gia, các ngân hàng có thể ghi nhận lợi nhuận cao trong 6 tháng cuối năm 2022, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng (nếu điều kiện thích hợp) và biên lợi nhuận (NIM) ổn định so với năm 2021. Ngoài ra, các ngân hàng cho biết, ngoài tín dụng, tăng trưởng sẽ còn được dựa vào động lực từ dịch vụ ngân hàng số, nguồn thu từ phí hoặc các hoạt động tài trợ thương mại…
Tin liên quan

Nhiều ngân hàng mạnh tay "bơm" vốn ưu đãi cho khách hàng mua nhà
14:21 | 25/02/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Khác biệt tạo nên sức mạnh thương hiệu số 1 của Techcombank
09:00 | 03/01/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
