Ngân hàng chuẩn bị nhiều phương án ứng phó với nợ xấu gia tăng
Trong năm nay, việc xử lý các tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu đang khá khó khăn. Ảnh: ST |
Đối ứng từ tài chính
Báo cáo tài chính quý 3/2020 của ngành Ngân hàng cho thấy, 2/3 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận khá tốt, nhưng cũng bằng đấy tỷ lệ các ngân hàng có số lượng nợ xấu tăng lên. Một số ngân hàng có số nợ xấu tăng mạnh như Vietcombank tăng 36%, TPBank tăng 59%, Sacombank tăng 19%, MBBank tăng 39%... Nguyên nhân của tình trạng này, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế khiến người vay tiền ngân hàng gặp khó, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn. Nếu dịch còn phức tạp, nhiều khả năng sẽ làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng lên.
Theo chuyên gia tài chính TS. Cấn Văn Lực, nợ xấu tăng tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ lợi nhuận đến khả năng tăng vốn điều lệ. Vì thế, các ngân hàng buộc phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để có nguồn lực cho xử lý nợ xấu.
Khảo sát cho thấy, các ngân hàng cũng đã phải tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng của các khoản nợ xấu) lên trên 100%. Chẳng hạn, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank lên tới 215,2%, so với mức 179,5% hồi đầu năm; MB tăng từ 110% lên 119%; Techcombank tăng lên 148% từ mức 95%; BacABank đạt 124%, ACB là 117%… Ngoài ra, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 100% như: TPBank đạt 92%, BIDV đạt 87%, VietinBank đạt 84%, VIB đạt 48%, VPBank là 47,9%...
Những con số trên cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sự lựa chọn trong chiến lược kinh doanh, ứng phó rủi ro của các ngân hàng. Theo quy định, khi có nợ xấu, các ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro để kiểm soát chất lượng tài sản, bao phủ các khoản cho vay có dấu hiệu khó thu hồi. Khi nợ xấu được xử lý và thu hồi thì số tiền này sẽ được tính vào thu nhập bất thường, giúp làm tăng lợi nhuận sau thuế.
Triển vọng thị trường mua bán nợ
Dự báo về triển vọng chung của ngành ngân hàng trong năm 2020, nhóm nghiên cứu tại SSI cho rằng, lợi nhuận trước thuế của nhóm 13 ngân hàng được nghiên cứu sẽ ước tăng 9,2% trong năm 2020, tương ứng đạt 110,7 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng sẽ là yếu tố tác động lớn nhất đến ước tính lợi nhuận. Các rủi ro còn ảnh hưởng đến ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính, nền kinh tế phục hồi chậm hơn ước tính và dịch Covid-19 bùng phát trở lại
Chính vì thế, theo các ngân hàng, khả năng phải trích lập dự phòng rủi ro và nguồn đối ứng cho nợ xấu còn tăng lên trong thời gian còn lại của năm 2020 và kéo dài sang đầu năm 2021. Bên cạnh đó, khi Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 hết hiệu lực, nợ xấu sẽ tăng nhanh với hệ thống các ngân hàng thương mại.
Nói về việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng, ông Nguyễn Thế Huân, thành viên HĐQT VietinBank cho biết, đơn vị đang vận dụng nhiều nhất biện pháp bán nợ ra thị trường để xử lý nợ xấu. Ngân hàng cũng đã áp dụng khá nhiều biện pháp này và nhiều khoản nợ được xử lý, giúp tiết kiệm khá nhiều nguồn lực của ngân hàng, thời gian và công sức, qua đó cho phép ngân hàng tăng cường nguồn lực để tiếp tục cho vay.
Tuy nhiên, thực tế tại các ngân hàng, trong năm nay, việc xử lý các tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu đang khá khó khăn, do kinh tế khó khăn khiến nguồn tiền của các nhà đầu tư bị hạn chế. Các ngân hàng đang phải phát mãi hàng loạt tài sản đảm bảo từ bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đến cả… cây dừa, cây xoài để xử lý và thu hồi nợ. Vì thế, các ngân hàng đều mong muốn hoàn thiện hành lang pháp lý xử nợ xấu, với sự xuất hiện của sàn giao dịch nợ nhằm tăng tính tập trung, công khai, minh bạch, thanh khoản của thị trường.
Mới đây, trả lời báo chí, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho hay, theo chức năng, nhiệm vụ, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) được phép mua bán nợ xấu. Theo đề xuất của VAMC, NHNN xem xét có thể chấp thuận trên cơ sở đủ các điều kiện, trong đó có các điều kiện về công nghệ, có thể thực hiện sàn giao dịch mua bán nợ xấu. Trách nhiệm quản lý sàn này sẽ thuộc về VAMC.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics