Ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận để phòng ngừa nợ xấu
Covid-19 tấn công, lợi nhuận ngân hàng “kẻ tăng, người giảm" | |
Ngân hàng giảm mạnh lãi vay, lãi suất tiền gửi cũng giảm theo | |
Ngân hàng chấp nhận giảm lãi để hỗ trợ khách hàng |
So sánh tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trong quý I/2020 và cuối năm 2019. |
Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh
Trong nhiều nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng năm nay, nợ xấu luôn hiện lên là vấn đề đáng lo ngại nhất. Và quả thật, trong quý I này, nhiều ngân hàng đã công bố tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với hồi cuối năm 2019, nhất là khối lượng nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn.
Tại Saigonbank, nợ xấu nội bảng đã tăng 95% trong 3 tháng đầu năm, chủ yếu do nợ nhóm 3 - dưới tiêu chuẩn tăng mạnh, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng này tăng mạnh từ 1,96% lên 2,65%.
Tại Kienlongbank, tính đến cuối quý I, giá trị nợ xấu tăng 5,7 lần lên 2.293 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tăng từ 1% lên 6,62%. Trong đó, nợ nhóm 5 tăng từ 238 tỷ đồng lên 2.126 tỷ đồng, chiếm 93% giá trị nợ xấu.
Với TPBank, tính đến cuối tháng 3, tổng nợ xấu của TPBank tăng 53% so với đầu năm lên mức 1,884 tỷ đồng, trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 61%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 64% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 36%. Trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ 5%, do đó tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên 1,87% so với mức 1,29% hồi đầu năm.
Mặc dù ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng mạnh tới gần 297% so với cùng kỳ, nhưng MSB lại đang có hơn 1.432 tỷ đồng nợ xấu, tăng 10,2% so với đầu năm. Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng này hiện ở mức 2,18%, tăng so với mức 2,04% hồi đầu năm. Nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng trong quý I là BacABank tăng từ 0,69% lên 0,79%, SeABank tăng từ 2,31% lên 2,34%, VIB tăng từ 1,96% lên 2,19%, Sacombank tăng từ 1,94% lên 1,97%...
Nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng chủ yếu là do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khiến khách hàng khó trả nợ và các ngân hàng phải cơ cấu lại nợ để hỗ trợ DN theo chỉ đạo từ Chính phủ. Như tại MSB, ngân hàng này cho biết nợ xấu tăng là do đến từ việc ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng DN gặp khó khăn do đại dịch, thông qua việc hỗ trợ cơ cấu lại nhóm nợ, điều chỉnh thời gian trả nợ và lãi theo chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Các chuyên gia còn nhận định, nợ xấu ngân hàng còn có thể tăng lên trong nửa cuối năm 2020 và tiếp tục tăng trong năm 2021. Thậm chí, theo ước tính của NHNN, nhiều khả năng nợ xấu năm nay sẽ vượt 3% nếu dịch diễn biến xấu.
Phải tăng dự phòng
Trước tình hình nợ xấu còn diễn biến phức tạp và có thể tăng lên, đa số ngân hàng đã phải tính đến phương án tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Song chính điều này lại đang “ăn mòn” lợi nhuận của các ngân hàng. Báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến thu nhập của ngành ngân hàng do nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, trong năm 2020, việc tăng trích lập dự phòng có thể làm giảm thu nhập của các tổ chức tín dụng khoảng 6.736 tỷ đồng.
Cụ thể, trong quý I/2020, Vietcombank tăng trích lập dự phòng rủi ro lên đến 43%, ở mức 2.152 tỷ đồng, khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này giảm tới 11%. Tại Saigonbank, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng đã tăng 51% so với cùng kỳ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này giảm 31,4% còn 48,3 tỷ đồng. Tương tự, quý I, tỷ lệ nợ xấu dâng cao đã khiến Kienlongbank đột ngột tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 37 lần so với cùng kỳ năm 2019, lên gần 69 tỷ đồng. Tại TPBank, chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng gần 19% so với đầu năm. BIDV cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro với con số lên tới hơn 6.000 tỷ đồng (tăng 16,5%).
Báo cáo mới đây của BacABank cho thấy, quý I/2020, dù tín dụng tăng chậm, song ngân hàng vẫn phải trích lập tới 44 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái không trích lập dự phòng. Do đó, lợi nhuận trước thuế chỉ ở mức 57 tỷ đồng, giảm gần 23% so với cùng kỳ năm 2019. Với VPBank, dù nợ xấu đã cơ bản được xử lý giảm, nhưng ngân hàng này vẫn phải tăng trích lập dự phòng rủi ro lên tới 26,1% so với cùng kỳ. Riêng ngân hàng mẹ, chính sách thận trọng trong trích lập dự phòng được thể hiện rõ nét trong việc tăng chi phí dự phòng cho vay khách hàng lên tới 50% trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Theo nhận định của các chuyên gia, đối với ngành ngân hàng, dự báo ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ tác động có độ trễ và tiếp tục kéo dài trong 2 tháng tới. Vì thế, trong quý I/2020, hàng loạt ngân hàng đã phải tăng trích lập dự phòng để tạo dựng một nền tảng vững chắc, sẵn sàng đối phó với các thách thức và diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập, lợi nhuận mà còn cả chất lượng tài sản. Điều này sẽ càng quan trọng nhất là khi số lượng hồ sơ xin miễn giảm lãi suất, gia hạn, cơ cấu lại nợ tới các ngân hàng ngày càng tăng.
Hương Dịu
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK