Nâng cao bảo mật giao dịch qua ATM và Ebanking
Xác thực hai lần và nhận diện sinh trắc học
Các rủi ro xảy ra gần đây chủ yếu do khách hàng bị mất thẻ, bị làm giả thẻ hoặc lộ các thông tin cá nhân như mã truy cập dẫn đến bị lợi dụng chiếm đoạt tiền trên các tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng. Hầu hết hệ thống ATM của các ngân hàng hiện nay đều gắn camera nhận diện các đối tượng rút tiền, trong khi giao dịch Ebanking đòi hỏi phải xác thực hai lần qua các thẻ/khóa/SMS cung cấp mã xác thực, một số ngân hàng cũng đã áp dụng chuẩn an ninh dữ liệu thẻ thanh toán theo PCI-DSS, tuy nhiên rủi ro vẫn xảy ra do các đối tượng vẫn có cách vượt qua một khi muốn chiếm đoạt tiền.
Một số đề xuất gần đây cho rằng các giao dịch rút tiền qua hệ thống ATM cũng cần sử dụng giải pháp xác thực, tuy nhiên điều này có thể gây mất thời gian cho khách hàng giao dịch tại máy ATM, nhất là khi hệ thống ATM của các ngân hàng thời gian qua thường rơi vào trình quá tải. Thay vào đó, các ngân hàng cần nhanh chóng ứng dụng phương pháp nhận dạng sinh trắc học hiện đại, mà công nghệ xác thực vân tay giao dịch đang ngày càng trở nên phổ biến.
Theo đó, khách hàng đã đăng ký xác thực bằng dấu vân tay khi đến giao dịch rút tiền tại quầy hoặc tại máy ATM sẽ thực hiện đưa ngón tay vào đầu đọc vân tay để hệ thống nhận dạng chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền. Do mẫu vân tay của mỗi cá nhân có đặc tính duy nhất nên sẽ giúp đảm bảo an toàn trong giao dịch tài khoản, tránh được trường hợp giả mạo chữ ký chủ tài khoản, sử dụng CMND giả khi giao dịch tại quầy hoặc sử dụng thẻ giả, thẻ bị mất cắp để giao dịch tại máy ATM.
Ngoài ra, có khá nhiều trường hợp khách hàng có chữ ký không ổn định, khách hàng lớn tuổi, chữ ký, chữ viết không nhất quán, thay đổi theo thời gian hoặc hay quên chữ ký, quên mật khẩu, nhất là trong thời đại ngày càng có quá nhiều mật khẩu cần phải ghi nhớ, nên việc ứng dụng xác thực bằng vân tay sẽ hỗ trợ rất nhiều cho khách hàng cũng như giúp ngân hàng đảm bảo nhận diện đúng chủ tài khoản và tiết kiệm thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí.
Thực tế thời gian qua đã có một vài ngân hàng áp dụng công nghệ xác thực vân tay cho hệ thống máy ATM và Ebanking để tăng cường tính bảo mật cho tài khoản khách hàng, khi đó khách hàng có thể không còn phải sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM. Cần biết rằng việc nâng cấp hệ thống ATM với công nghệ xác thực vân tay không có nghĩa là đầu tư vào một hệ thống ATM hoàn toàn mới. Thiết bị bảo mật nhận diện sinh trắc học chỉ là một bộ phận gắn thêm (module) lên các máy ATM hiện tại. Các máy ATM chỉ cần có đủ diện tích gắn thiết bị này là có thể trang bị công nghệ bảo mật bằng vân tay. Do đó, chi phí không phải là một vấn đề quá lớn đối với các ngân hàng.
Trong khi đó, với tỷ lệ khách hàng sử dụng các thiết bị di động có cảm biến vân tay đang ngày càng tăng lên, thì việc ứng dụng công nghệ đăng nhập bằng vân tay qua nút cảm biến sẽ giúp khách hàng truy cập nhanh chóng và dễ dàng hơn, thay vì phải nhớ dãy mật khẩu phức tạp cũng như tránh được tình trạng ăn cắp mật khẩu qua các ứng dụng theo dõi và ăn cắp dữ liệu người dùng.
Ngày nay, nhận diện theo phương pháp sinh trắc học đang phát triển mạnh mẽ và trở nên rất phổ biến, không chỉ dừng ở phương pháp nhận diện bằng vân tay mà đã phát triển đến phương pháp nhận diện bằng giọng nói, mống mắt, khuôn mặt...Tại một số quốc gia như Mỹ, các ngân hàng cũng đã ứng dụng phương pháp rút tiền mặt bằng điện thoại thông minh đi kèm với ứng dụng thay cho các thẻ nhựa truyền thống như trước đây.
Khách hàng cũng cần tìm hiểu các nguy cơ và tự bảo vệ mình
Thời gian gần đây dư luận xôn xao với thông tin hạn chế thời gian hoạt động của ATM từ 6-21 giờ hoặc 7-22 giờ hàng ngày thay vì 24/24 giờ và 7/7 ngày trong tuần như quy định của Ngân hàng Nhà nước, hay những quy định nghĩa vụ bảo mật dành cho khách hàng trong phần nội dung điều kiện và điều khoản sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của một ngân hàng lớn tại Việt Nam. Mặc dù sau đó ngân hàng này đã quyết định lùi lại thời gian áp dụng quy định trên và cam kết sửa đổi cho phù hợp với ý kiến góp ý của khách hàng, tuy nhiên điều này không có nghĩa các khách hàng phó mặc các vấn đề về bảo mật và bảo vệ tài khoản cho phía ngân hàng.
Trong bối cảnh những lỗ hổng về bảo mật và các phương thức lừa đảo tinh vi xuất hiện ngày càng nhiều hơn, xu hướng tấn công mạng vào lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng tăng lên, chính mỗi khách hàng cũng cần tự mình tìm hiểu các nguy cơ bị đánh cắp tài khoản và các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Theo đó, khi bị mất cắp thẻ hoặc bị máy ATM nuốt thẻ, khách hàng cần gọi điện lên ngay tổng đài của ngân hàng để khóa tài khoản. Hiện nay các ngân hàng hầu như đều có trung tâm dịch vụ khách hàng hoạt động 24/24 giờ.
Đặc biệt khách hàng cần đăng ký sử dụng các phương thức xác thực như đã nói và dịch vụ SMS Banking để nhận thông báo số dư tài khoản ngay khi có sự thay đổi, nhằm tránh trường hợp tiền bị rút ra hoặc chuyển đi mà vẫn không phát hiện. Nếu vẫn phải sử dụng phương thức đăng nhập tài khoản bằng mật khẩu, thì cần phải biết tự bảo vệ tài khoản và mật khẩu, tránh trường hợp chia sẻ hoặc cho phép ai truy cập và có thể sử dụng bàn phím ảo khi đăng nhập tài khoản EBanking. Ngoài ra, cần đặt mật khẩu đủ độ phức tạp và không bị trùng lắp với các lần trước đó, nhanh chóng thay đổi mật khẩu khi nghi ngờ có khả năng bị lộ, cập nhật thông tin cá nhân như số điện thoại, thư điện tử, địa chỉ liên lạc với ngân hàng ngay khi có thay đổi.
Khi sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động cá nhân, người dùng cần cài đặt các phần mềm phòng chống virus và thiết lập chế độ tự động cập nhật các phiên bản mới và quét định kỳ, luôn cập nhật đầy đủ các bản vá lỗi cho hệ điều hành. Song song đó, người dùng không nên tải các ứng dụng, tập tin lạ đính kèm từ các thư điện tử có nguồn gốc không đáng tin cậy và luôn quét virus trước khi mở bất kỳ tài liệu nào, cũng như tránh nhấp vào các liên kết lạ hoặc liên kết nghi ngờ lừa đảo khi thanh toán trực tuyến.
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK