Nan giải bài toán cải thiện nguồn cung chiến lược của EU
EU đối mặt với nhiều rào cản trong việc cải thiện nguồn cung chiến lược. |
Bất chấp các nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng của khối, khả năng đáp ứng các nhu cầu của EU hiện rất hạn chế.
Ủy ban châu Âu (EC) dự báo nhu cầu của khối về lĩnh vực này sẽ tăng chóng mặt, ví dụ như đối với đất hiếm và lithium – lần lượt cao hơn tới 12 lần và 60 lần vào năm 2050. Phần lớn nguồn nguyên liệu thô quan trọng được EU nhập khẩu từ bên ngoài. Tháng 3/2023, EC đã đề xuất một Đạo luật về Nguyên liệu thô quan trọng (CRMA), làm nền tảng cho kế hoạch công nghiệp xanh của EU, cùng với Quy định về công nghiệp Net Zero (NZIA). Được thông qua vào tháng 12/2023, CRMA có mục đích thiết lập các chuỗi giá trị quốc gia cho những nguyên liệu quan trọng ở cấp độ 27 nước thành viên. Từ nay đến năm 2030, CRMA đặt ra mục tiêu tự cung ít nhất 10% lượng tiêu thụ khoáng sản thiết yếu hàng năm của EU, xử lý ít nhất 40% và đảm bảo ít nhất 25% khối lượng khoáng sản này được tái chế trong trong EU, đồng thời giới hạn nhập khẩu mỗi loại khoáng sản ở mức 65% lượng tiêu thụ hàng năm của khối.
Trên thực tế, cơ sở hạ tầng và khung khổ pháp lý hiện có của EU không đủ để hỗ trợ cho việc tăng cường khả năng cung cấp, tinh chế và tái chế các vật liệu này tại chính các quốc gia thành viên. CRMA cũng không giúp giải quyết được những trở ngại hiện có.
Các nghiên cứu địa chất cho thấy trữ lượng quốc gia của châu Âu có thể đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của EU về khoáng sản chiến lược. Tuy nhiên, những kỳ vọng của CRMA về việc các quốc gia thành viên sẽ khôi phục hoạt động khai thác đang vấp phải sự phức tạp của các thủ tục cấp phép ở cấp quốc gia, cũng như sự phản đối quyết liệt của người dân châu Âu đối với các hoạt động khai thác mỏ.
Chế biến khoáng sản là một "nút thắt" khác, khi châu Âu chỉ có một cơ sở chế biến đất hiếm tại Estonia.
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng quốc tế ngoài Trung Quốc cũng không dễ dàng. Việc thiếu các quy trình chuẩn hóa để nhập khẩu khoáng sản vào EU, sự đa dạng về tiêu chuẩn quản trị giữa các nước xuất khẩu tiềm năng và sự cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu về tài nguyên đều gây ra những trở ngại to lớn. Để CRMA thực sự trở thành nền tảng cho chính sách công nghiệp của khối, EU cần hỗ trợ đổi mới trong lĩnh vực tái chế, từ đó giảm phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên sơ cấp và tránh phải đối mặt với các tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, EU cần thiết lập được các chuỗi cung ứng linh hoạt và tự cung tự cấp hơn, từ đó tăng cơ hội thương mại và tạo thêm việc làm chất lượng. Bên cạnh đó, EU phải thiết lập quan hệ đối tác quốc tế mạnh mẽ, đầu tư vào các nước giàu tài nguyên. Việc tiếp cận các nguồn tài nguyên sẽ được đảm bảo thông qua phát triển một nền tảng sản xuất mang lại lợi nhuận cao nhất, đồng thời mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế của quốc gia đối tác.
Tin liên quan
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK