Nắm kỹ quy định để xuất khẩu thành công qua thương mại điện tử
![]() | Sàn thương mại điện tử Việt Nam-EU: Cú huých xuất khẩu vào EU |
![]() | Tìm cách tiếp cận mới cho quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử |
![]() | Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA qua thương mại điện tử |
![]() |
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia hàng loạt FTA. Thương mại điện tử cũng bắt đầu xuất hiện trong nội dung các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ông có thể chia sẻ rõ hơn về nội dung thương mại điện tử trong FTA đình đám này?
Thương mại điện tử là nội dung tương đối mới trong các FTA của Việt Nam, chủ yếu chỉ có trong các FTA thế hệ mới như CPTPP, FTA Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Cả 3 FTA này đều có phần khung tương đồng nhưng nội dung, phạm vi, độ toàn diện cũng như những chế tài rất khác biệt. Với CPTPP, chương thương mại điện tử là chương tương đối toàn diện. Trong 3 FTA kể trên, CPTPP là FTA có nhiều quy định nhất và ngặt nghèo nhất liên quan đến thương mại điện tử. Trong đó có các chính sách chung như cam kết không đánh thuế XNK với các sản phẩm truyền dẫn điện tử. Điều này vẫn thống nhất với tinh thần chung của WTO. Tuy nhiên, lưu ý là rất nhiều nước cũng đang tính toán vượt ra khỏi tinh thần chung của WTO về câu chuyện đánh thuế này.
Thứ hai là các cam kết không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm kỹ thuật số tương tự nhau. Nội dung này với Việt Nam được miễn trừ 2 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực (14/1/2019-PV). Đến thời điểm này, quy định miễn trừ đối với Việt Nam đã hết.
Tuy nhiên, phần liên quan sau này xuyên suốt CPTPP và với mọi FTA có chương về thương mại điện tử khác là yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường mạng trước gian lận, lừa đảo trong thương mại điện tử. Đây là quy chế rất quan trọng. DN làm XNK bình thường theo kênh truyền thống ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã là vấn đề phức tạp nhưng với thương mại điện tử đây lại còn là nội dung phức tạp hơn. Bởi có thể có nhiều chế tài hơn, còn có những yêu cầu liên quan như vai trò của sàn thương mại điện tử.
Đó cũng là thách thức, song thách thức quan trọng hơn là về văn hóa. Thương mại điện tử trong nước vi phạm về sản phẩm được đánh giá tương đối nhiều. Nếu không điều chỉnh thói quen văn hóa ít tôn trọng bảo vệ người tiêu dùng, khi đi ra ngoài là “sân chơi”, thiết chế khác hẳn, DN sẽ đối mặt với khó khăn. Một số DN có thể dẫn tới câu chuyện XK ra bên ngoài qua thương mại điện tử khó quá liền quay trở lại trong nước.
![]() |
Nội dung về thương mại điện tử trong EVFTA và RCEP thì như thế nào, thưa ông?
EVFTA thì có những quy định tương đối mềm mại hơn về thương mại điện tử so với CPTPP. Cụ thể là, không áp dụng các loại thuế hải quan đối với giao dịch điện tử; cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử, bao gồm: Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin; ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…); bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
Hiệp định RCEP cũng có những nội dung tương đồng và cả những nội dung tương đối mới về thương mại điện tử so với CPTPP và EVFTA bao gồm: Thuận lợi hóa thương mại; ban hành quy định bảo vệ người tiêu dùng để ngăn chặn gian lận, lừa đảo trên thương mại điện tử; không áp dụng thuế hải quan đối với các loại hình truyền dẫn điện tử giữa các bên; yêu cầu đặt trang thiết bị máy tính trên lãnh thổ quốc gia như là điều kiện để thực hiện kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia của bên đó… Tuy nhiên, phải sau 5 năm RCEP có hiệu lực mới phải thực hiện các quy định về thương mại điện tử.
Ông có lưu ý gì dành cho các DN Việt Nam để có thể tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, thúc đẩy XK hàng hóa qua thương mại điện tử?
Nhìn từ góc độ các cam kết, điều quan trọng nhất là DN phải tìm hiểu thông tin liên quan đến thương mại điện tử trong các FTA. Bên cạnh các nội dung nêu trên, còn rất nhiều nội dung khác liên quan đến sản phẩm kinh doanh trên thương mại điện tử như: Bảo hộ sở hữu trí tuệ, kiểm dịch động thực vật hay chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, các hàng rào kỹ thuật…
Thứ hai là sự tham gia, tham vấn các đối tác nước ngoài, các cơ quan quản lý nước ngoài về quy định thương mại điện tử hoặc thông qua cơ quan quản lý của Việt Nam để truyền tải những ý kiến phản biện hay những vướng mắc của mình tới cơ quan quản lý nước ngoài về thương mại điện tử cũng là yếu tố rất quan trọng. Các cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ có những cơ sở thực tiễn để trao đổi với phía đối tác .
Một điểm quan trọng nữa DN cần lưu ý là các cam kết cũng chỉ là điều kiện cần tối thiểu, DN đáp ứng được các cam kết trong FTA không có nghĩa là DN đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về thương mại điện tử ở thị trường đối tác.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
07:47 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng
07:42 | 07/07/2025 Tiêu dùng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường
08:00 | 06/07/2025 Tiêu dùng

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại
15:27 | 04/07/2025 Tiêu dùng

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm
09:00 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít
21:10 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
15:02 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
10:07 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật
09:29 | 03/07/2025 Tiêu dùng

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
08:27 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi
08:24 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
20:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập
