Năm 2022 - năm thách thức đối với các thị trường mới nổi
Các thị trường mới nổi đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao |
Tiến sỹ Obiyathulla Ismath Bacha, chuyên gia tại Trung tâm quốc tế về Giáo dục tài chính Hồi giáo (INCEIF) ở Malaysia, chỉ ra ba nguyên nhân có thể khiến năm 2022 trở thành năm đầy thách thức với các thị trường mới nổi. Thứ nhất, đa số các nước đang phát triển, rất ít trường hợp ngoại lệ, đều nợ nần chồng chất. Những gián đoạn kinh tế do đại dịch gây ra cùng mức lãi suất thấp khiến các nước này chìm trong nợ nần. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát khiến nền kinh tế quốc gia suy kiệt và người dân cũng lâm vào cảnh khốn khó, Chính phủ các nước tung ra gói kích thích kinh tế kèm việc mở rộng tín dụng, đây cũng chính là điểm khởi phát cho những rủi ro hệ thống nghiêm trọng.
Đối với nhiều nước đang phát triển, tính linh hoạt của chính sách, cả tiền tệ và tài khóa, bị hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế và xã hội vốn âm ỉ từ lâu đang hội tụ lại và bộc lộ.
Thứ hai, xuất phát từ các cú sốc về nguồn cung và sự lệch pha trong chuỗi giá trị. Các cú sốc về nguồn cung, trước đây liên quan đến một nhóm hàng hóa hẹp, nay lan rộng hơn nhiều do hậu quả của xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt. Giá nhiên liệu tăng chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong lĩnh vực năng lượng, không chỉ dầu mỏ mà còn cả khí đốt tự nhiên, than đá và nhiều loại nhiên liệu khác đều tăng mạnh. Với việc dầu thô Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng, các nhà nhập khẩu dầu ở thị trường mới nổi như Ấn Độ, Pakistan, sẽ mất cân đối ngân sách nghiêm trọng.
Thứ ba đến từ lạm phát, đây có thể là gót chân Achilles. Các ngân hàng trung ương tự huyễn hoặc rằng lạm phát chỉ là tạm thời và đã không hành động. Điều này khiến lạm phát hiện đang ở mức tăng trưởng nhanh nhất trong 40 năm.
Với bản chất ngoại sinh của việc tăng giá dầu, quyết định tăng lãi suất hiện nay của các ngân hàng trung ương có thể không giúp đánh giá và kiểm soát được vòng xoáy lạm phát, nhưng nếu không tăng lãi suất sẽ khiến mức lãi suất thực, vốn đã ở trạng thái tiêu cực, thậm chí còn giảm hơn nữa. Tỷ giá thực âm sẽ khuyến khích tiêu dùng và chấp nhận các nguy cơ rủi ro cũng như không khuyến khích tiết kiệm. Tín hiệu sai này từ chính sách lãi suất sẽ tạo thêm các thách thức cho sự phục hồi kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân.
Tóm lại, trong năm 2022, các thị trường mới nổi phải đối mặt với các nguy cơ gồm lạm phát và lãi suất tăng; chi phí năng lượng hay chi phí đầu vào cao hơn; và dòng vốn chảy ra cùng áp lực lên tiền tệ của họ. Những yếu tố này có thể trực tiếp dẫn đến tăng trưởng GDP thấp hơn, chi phí trả nợ cao hơn và các điều khoản thương mại bị thay đổi.
Tin liên quan
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK