Facebook Twitter youtube Tiktok

Mức thuế cần đủ để điều chỉnh hành vi tiêu dùng

Tại hội thảo góp ý hoàn thiện Luật thuế TTĐB sửa đổi do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 11/7 tại Hà Nội, các ý kiến cho rằng, song song với các giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, thì tăng thuế để tăng giá bán sản phẩm là một giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng.
muc thue can du de dieu chinh hanh vi tieu dung

Mở rộng hàng hóa chịu thuế

Theo cơ quan soạn thảo, qua 16 năm thực hiện, Luật thuế TTĐB đã đạt được các kết quả quan trọng. Không chỉ xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia, ô tô để điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế, thuế TTĐB thời gian qua còn góp phần ổn định nguồn thu NSNN, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý cho NSNN theo hướng bền vững… Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách thuế TTĐB cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết phải sửa đổi Luật thuế TTĐB nhằm hoàn thiện quy định về chính sách thuế TTĐB để mở rộng cơ sở thu, đổi mới các nội dung, tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế TTĐB và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật có liên quan…

Cụ thể, về đối tượng chịu thuế, Luật thuế TTĐB hiện hành quy định 10 nhóm hàng hóa và 6 nhóm dịch vụ chịu thuế TTĐB. Để mở rộng cơ sở thuế, đồng bộ với pháp luật chuyên ngành và luật hóa các quy định đang thực hiện ổn định tại các văn bản dưới luật, Bộ Tài chính đề xuất, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bao gồm: thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (thuốc lá điếu xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác, chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm); rượu theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia (gồm các loại đồ uống có cồn thực phẩm khác được lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm).

Đáng chú ý, dự thảo, bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế TTĐB để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của các tổ chức bảo vệ chức khỏe và Bộ Y Tế. Qua đó, kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, hạn chế tiêu thụ. Tại dự thảo, Bộ Tài chính cũng đề xuất quy định mặt hàng xe có động cơ dưới 24 chỗ; máy bay, trực thăng, tàu lượn… vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Cơ quan soạn thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định căn cứ tính thuế TTĐB để bao quát trường hợp bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng thuế hỗn hợp. Theo đó, căn cứ tính thuế TTĐB áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế phải nộp bằng giá tính thuế TTĐB nhân với thuế suất. Căn cứ tính thuế TTĐB áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối là lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và mức thuế tuyệt đối. Số thuế phải nộp bằng lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối. Căn cứ tính thuế TTĐB áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp là tổng của số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % và số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Về thuế suất thuế TTĐB, dự thảo đề xuất với mặt hàng thuốc lá giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình với 2 phương án. Cụ thể, mức thuế tuyệt đối được quy định theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39% trong giai đoạn 2023 – 2025 và xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026 – 2030, và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO là 75%. Với bia rượu, dư thảo quy định thuế suất theo tỷ lệ % tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO. Đối với nước giải khát theo TCVN, có hàm lượng đường trên 5g/100ml là 10% do đây là mặt hàng mới bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế và xã hội

Tham gia góp ý tại hội thảo, đại diện các hiệp hội ngành hàng và DN đều cho rằng, trong bối cảnh DN còn gặp nhiều khó khăn, thì mức tính thuế với một số mặt hàng như bia, rượu còn cao; đối với đồ uống có đường chưa thực sự có đủ bằng chứng chứng minh là nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm. Do vậy, cơ quan soạn thảo cần xem xét lại mức thuế, và đặc biệt cần tính toán lại lộ trình áp dụng, không nên bắt đầu từ năm 2026. Mặt khác, theo các DN, trước khi áp dụng biện pháp thuế, cần xem xét thêm các biện pháp khác như đẩy mạnh tuyên truyền, tính phổ quát của vấn đề…

Phản biện các lập luận này, TS Nguyễn Huy Quang, Trưởng ban tư vấn phản biện của Tổng hội Y học Việt Nam khẳng định, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một văn bản khi ban hành cần phải được tính toán trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích kinh tế và an sinh xã hội, trong đó, chính sách an sinh xã hội phải được đảm bảo trước hết. Thực tế cho thấy, để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, ngoài biện pháp tính thuế, vẫn còn có nhiều giải pháp khác đã và đang được Nhà nước áp dụng như chính sách pháp luật, biện pháp hành chính, tuyên truyền, kinh tế… Do đó, khi đề xuất phân tích một vấn đề gì, ông Quang cho rằng cần phải nhìn một cách toàn diện.

Cũng theo ông Quang, tính thuế TTĐB với đồ uống có đường không phải bây giờ mới được đặt ra, mà ngay từ năm 2012 khi sửa đổi Luật thuế TTĐB đã được đưa ra, nhưng do chưa có đủ bằng chứng khoa học nên đã tạm gác lại. Hiện nay, trên cơ sở các luận chứng khoa học của quốc tế và Bộ Y tế, Bộ Tài chính mới đưa ra đề xuất tính thuế với đồ uống có đường. Thế giới cũng đã có tới 113 nước quy định thuế TTĐB với đồ uống có đường, riêng ASEAN có 6 quốc gia, trong khi đến nay, Việt Nam vẫn chưa có. Hơn nữa, Bộ Tài chính cũng chỉ tính thuế với đồ uống có đường là theo tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN) là 5g/100ml, chứ không phải 0,1g/100ml như nhiều nước. “Đó cũng chính là tính phổ quát của vấn đề. Bản thân các nước khi tính thuế với đồ uống có đường cũng phải dựa trên vấn đề công bằng xã hội, sức khỏe con người”, ông Quang nói.

Đối với bia, rượu, theo ông Quang, Bộ Tài chính đề xuất mỗi năm, thuế TTĐB chỉ tăng 5%. Mục tiêu tính thuế phải phù hợp với lạm phát, mức tăng thu nhập bình quân đầu người, đảm bảo ổn định kinh tế, nhưng phải định hướng hành vi tiêu dùng. Thực tế, lạm phát mỗi năm ở mức khoảng 4,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 6,9%/năm, thậm chí tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2022 tới 11%, thì mức tăng thuế 5% “không là gì cả”.

Là thành viên của Ban soạn thảo dự thảo Luật, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI chia sẻ, thuế TTĐB là một dự thảo luật rất quan trọng, do mức độ ảnh hưởng đối với các ngành hàng, DN lớn. Do vậy, quá trình soạn thảo là một công việc khó khăn, song Chính phủ và Bộ Tài chính đang rất nỗ lực để hoàn thiện dự thảo. Theo dự kiến, dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp lần thứ 8 (10/2024), có hiệu lực từ 1/1/2026. Do tác động của luật cũng không còn xa, hiện ban soạn thảo vẫn đang tiếp tục lắng nghe ý kiến nhiều chiều và cân nhắc lựa chọn những phương án tối ưu nhất.

Đồng quan điểm này, bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, các y văn thế giới đều đã khẳng định tác hại của việc tiêu thụ liên tục đồ uống có đường. Thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai hàng loạt các giải pháp trong đó có đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng, nhờ đó nhiều ngành hàng đã giảm lượng đường tiêu thụ trong sản phẩm.

Tuy nhiên, là nước đang phát triển, ý thức của người dân chưa cao, nên cùng với tuyên truyền, thì tăng thuế để tăng giá bán sản phẩm là một giải pháp thiết thực và hiệu quả. Hơn nữa, ngưỡng để tính thuế với sản phẩm đồ uống có đường cũng là 5g/100ml, nên các DN cũng chỉ cần thay đổi một chút công nghệ, điều chỉnh giảm lượng đường trong sản phẩm xuống một chút là đã đảm bảo yêu cầu, sản phẩm không bị tính thuế, nếu không thì phải chấp nhận bị tính thuế.

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS, TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) chia sẻ, so với các nước thì mức thuế TTĐB nói chung hiện nay của Việt Nam không phải là cao. Thậm chí, nếu so với tổng thu NSNN, thì thuế TTĐB có xu hướng giảm nhẹ, chỉ đóng góp trong tổng thu cân đối NSNN từ 6,5-7 %. Liên quan đến tác động của thuế TTĐB với các bên liên quan, ông Cường lưu ý rằng, chính sách thuế cần được phân tích trên góc độ cân bằng tổng thể với nhiều bên, bao gồm cả thị trường, tác động kinh tế (thu NSNN, DN, lao động…), bối cảnh áp dụng. Ngoài tăng thu NSNN, mục tiêu điều chỉnh thuế TTĐB còn để có thêm nguồn lực bù đắp lại cho chi tiêu trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, ông Cường ủng hộ việc tăng thuế TTĐB đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ, trong đó “đánh thuế cao với thuốc lá”, nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng nhất là ở nhóm người nghèo. Về phương pháp tính thuế, hiện dự thảo mới áp dụng phương pháp hỗn hợp với thuốc lá. Do vậy, cơ quan soạn thảo cũng cần nghiên cứu mở rộng áp dụng phương pháp này, đồng thời nên quy định khung hoặc trần với thuế tuyệt đối.

Bài, ảnh: Thúy Nga

Tin liên quan

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN, trong đó có nội dung đáng chú ý là miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục đối với doanh nghiệp thành lập mới từ hộ kinh doanh (bao gồm cả cá nhân kinh doanh). Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas cho rằng, đây được xem là một chính sách ưu đãi trực tiếp, tạo động lực để hộ kinh doanh mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động, làm quen dần với chế độ kế toán và nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, Bộ Tài chính và Cục Thuế đã và đang tích cực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền – một giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, góp phần xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số.
Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (APA) theo Nghị định số 122/2025/NĐ-CP (Nghị định 122) không chỉ thay đổi về mặt quy trình, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong đàm phán thuế quốc tế, tiến tới phê duyệt và ký kết hồ sơ APA.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) với nhiều đề xuất đổi mới trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Đáng chú ý, đề xuất phân loại lại nhóm hộ, cá nhân kinh doanh theo quy mô để xác định phương thức quản lý phù hợp với các luật thuế, cũng như định hướng phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), TS Angela Pratt đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách thuế vì sức khỏe cộng đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới. Dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại Việt Nam kiến tạo những bước thuận lợi đầu tiên, được đánh giá là công cụ chiến lược góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số từ năm 2026-2045.
Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 85 của Luật Quản lý Thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên. Luật sư Phan Hoài Nam, Tổng Giám đốc Hãng Tư vấn W&A, cho biết, đây là một thay đổi có ý nghĩa đáng kể trong cơ chế phân quyền, thể hiện bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang mô hình hành chính phân quyền có kiểm soát trong lĩnh vực thuế.
Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế không chỉ là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật, mà còn giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, qua đó tái đầu tư vào các ưu tiên phát triển của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế thuốc lá không phải là lựa chọn - mà là một đòi hỏi cấp thiết.
Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Tài chính về vai trò của chính sách thuế trong việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Qua đó, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế. Dự thảo nghị định đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Đến thời điểm này, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm đang gấp rút tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp cho việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Để hỗ trợ các hộ kinh doanh dễ dàng vận hành và tuân thủ đầy đủ yêu cầu pháp lý của quy định mới, VNPT cung cấp bộ giải pháp quản lý bán hàng “3 trong 1”, hỗ trợ toàn diện từ khâu bán hàng – phát hành hóa đơn – kế toán tài chính.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hàng trăm tấn nông sản tồn kho vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu theo yêu cầu mới từ châu Âu.
Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng đặt ra những thách thức chưa từng có về an toàn, an ninh mạng.
Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Nguồn cung bất động sản tăng vọt nhờ hàng loạt dự án quy mô lớn được các chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ ra hàng.
Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Tập đoàn CEO vừa được TP Hải Phòng chấp thuận đầu tư Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sân bay Tiên Lãng – Khu B với tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng.
Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Để đáp ứng chuyển đổi số và bộ máy mới theo chính quyền 2 cấp, ngành thuế đã tích cực nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động