Mục đích chuyến đi của ông Tập tới Saudi Arabia
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới sân bay Saudi Arabia |
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Saudi Arabia từ ngày 7 đến 9/12, ngoài việc gặp Quốc vương Salman và Thái tử Saudi Arabia, ông Tập Cận Bình tổ chức Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab lần đầu tiên tại Riyadh. Ngoài ra, ông cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
Phái đoàn Trung Quốc ký kết hàng chục thỏa thuận với các nước Arab, bao trùm các lĩnh vực năng lượng, an ninh và đầu tư.
Trung Quốc luôn duy trì sự quan tâm chiến lược cao độ đối với Trung Đông, nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc không có nhiều không gian để can dự. Chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình rất có lợi cho Trung Quốc về tình hình tổng thể và thời cơ, khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden thực hiện “thu hẹp chiến lược” trong chính sách đối với Trung Đông, vội vàng rút quân khỏi Afghanistan, Syria…, không thực hiện đúng cam kết ban đầu, chuyển sự chú ý sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thực hiện “bành trướng chiến lược”, làm dấy lên sự hoài nghi và bất an của các đồng minh Mỹ ở Trung Đông.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Saudi Arabia là đồng minh thân cận của Mỹ khi liên tục nhận được cam kết hỗ trợ an ninh và vũ khí từ Mỹ. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden nhiều lần chỉ trích vấn đề nhân quyền của Saudi Arabia, trong khi Riyadh cũng không sẵn lòng phối hợp với yêu cầu tăng sản lượng dầu mỏ và áp trần giá dầu của Mỹ, châu Âu khiến cho quan hệ song phương chạm đáy. Đối với Mỹ và châu Âu, cắt giảm sản lượng dầu mỏ sẽ làm tăng giá dầu, từ đó có thể tăng thu nhập ngoại hối cho cường quốc xuất khẩu dầu mỏ Nga, giúp nước này kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoài ra, Mỹ cũng lo lắng thương mại dầu mỏ giữa Saudi Arabia và Trung Quốc sẽ sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán, làm suy yếu vị thế của USD. Xem ra lập trường của hai bên khó có thể hàn gắn trong ngắn hạn.
Xuất phát từ việc coi trọng vấn đề nóng lên toàn cầu, nền kinh tế Saudi Arabia cần phải thay đổi sự phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ, Thái tử Mohammad bin Salman đã xây dựng Tầm nhìn 2030, chuẩn bị đầu tư 500 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp ô tô, nghiên cứu sản xuất vũ khí quân dụng và lưu thông thị trường dịch vụ, đồng thời xây dựng một thành phố tương lai mới (NEOM) ở Tây Bắc Saudi Arabia, hợp tác với Huawei xây dựng mạng 5G... Đây đều là những thế mạnh của Trung Quốc và sẽ mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước này.
Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Saudi Arabia và Trung Quốc trong 20 năm qua rất chặt chẽ, tổng đầu tư của Trung Quốc vào Saudi Arabia lên tới 106,5 tỷ USD. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đã đạt 87,3 tỷ USD, so với mức 418 triệu USD vào năm 1990, con số này đã tăng 200 lần trong hơn 30 năm - điều này cho thấy mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai bên.
Báo cáo hợp tác Trung Quốc-Các nước Arab trong kỷ nguyên mới dài 18.000 từ được công bố hôm 3/12 đã nêu rõ cùng các nước Arab triển khai hợp tác toàn phương vị, đa tầng nấc, trải rộng nhiều lĩnh vực, hợp tác xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc-Các nước Arab hướng tới kỷ nguyên mới. Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc đứng đầu cũng đã mở rộng từ Trung Á đến các nước Trung Đông, bổ sung Saudi Arabia, Ai Cập và Qatar làm “đối tác đối thoại”, Iran cũng chuẩn bị gia nhập.
Xu hướng chung tại Trung Đông hiện nay cho thấy “Mỹ đang rút lui, còn Trung Quốc đang xông tới”. Mỹ nói không đi đôi với làm, trong khi Trung Quốc thực hiện chiến lược “cắt lát salami”, từng bước “nuốt chửng miếng bánh kinh tế Trung Đông”, đồng thời đạt được mục đích là làm suy yếu sức mạnh của Mỹ.
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics