Một cuộc chiến, một đề tài nóng luôn được nhiều thế hệ quan tâm
Bắc nhịp cầu kết nối
PGS.TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra và những năm đầu đất nước giải phóng, các nhà sử học nước ngoài chỉ có thể tiếp cận việc nghiên cứu về Việt Nam từ nguồn sử liệu lưu trữ ở các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… Cũng trong thời gian đó, các nhà sử học nước ngoài còn ít người sang Việt Nam để khảo sát thực địa, điền dã và việc tiếp cận nguồn sử liệu bằng tiếng Việt bị cản trở nhiều về ngôn ngữ. Trong khi đó, các nhà sử học Việt Nam cũng chỉ có thể nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng nguồn sử liệu tiếng Việt, ít điều kiện tiếp cận với nguồn sử liệu Việt Nam ở nước ngoài.
Theo PGS.TS Tung, trong thời kỳ chiến tranh, các sử gia phương Tây nghiên cứu lịch sử Việt Nam để phục vụ thực dân và đế quốc trong nỗ lực gây chiến ở Việt Nam nên những gì liên quan đến cộng sản được diễn dịch theo hướng tiêu cực. Ngược lại, ở Việt Nam những gì liên quan đến lịch sử Đảng, lợi ích dân tộc thì diễn dịch theo chiều hướng tốt, những gì phi cộng sản thì bỏ qua hoặc diễn dịch theo hướng tiêu cực.
Vì thế có hai thế giới sử học phương Tây và Việt Nam không kết nối được với nhau và cách nhìn nhận về lịch sử Việt Nam có sự khác biệt. Nhận thức được điều đó, năm 1989 khi đất nước mở cửa sâu rộng, GS Phan Huy Lê - Chủ tich Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã bắc nhịp cầu kết nối giới sử học Việt Nam và nước ngoài thành lập là Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam.
GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng trường Đại học Việt- Nhật, chuyên gia sử học Nhật Bản đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn sử liệu ở Việt Nam. “Khi tôi là sinh viên cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đang diễn ra và là tiêu điểm trên vũ đài chính trị quốc tế. Lúc đó tôi cho rằng Việt Nam là trung tâm thế giới nếu hiểu được Việt Nam có thể hiểu được thế giới dễ dàng”, GS Furuta Motoo chia sẻ và cho biết.
Ông sang Việt Nam lần đầu tiên năm 1977 để dạy tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương. “Thời điểm đó, những nhà nghiên cứu nước ngoài, sinh viên nước ngoài không phải là các nước Xã hội chủ nghĩa rất khó đến Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, tôi đã may mắn được sống ở Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với các nhà sử học ở khoa Lịch sử của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau này là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)… và các nhà sử học ở đó đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Do sống ở Việt Nam nên tôi cũng được tiếp cận những tài liệu sử học ở Việt Nam, đây là những thuận lợi lớn lao trong quá trình nghiên cứu của mình”, GS Furuta Motoo cho biết.
Tuy nhiên, GS Furuta Motoo cũng gặp khó khăn do cuộc kháng chiến chống Mỹ mang tính chất nghiên cứu quân sự có những điều thuộc bí mật quốc gia. “ Lúc đó, tôi và các chuyên gia nước ngoài chủ yếu dựa vào những tài liệu về cuộc chiến tranh của nước Mỹ công bố để nghiên cứu. Khi Việt Nam bắt đầu đổi mới cũng bắt đầu công bố những tài liệu mà trước đó là bí mật và chúng tôi đã có điều kiện tiếp cận và sử dụng được khá nhiều tài liệu gốc ở Việt Nam để phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình”, GS Furuta Motoo cho biết.
Sau khi đất nước đổi mới giới sử học Việt Nam và nước ngoài ngày càng gắn kết. Ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam, đồng thời có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở nước ngoài. PGS. TS Tung cho biết: “Khi Việt Nam đổi mới, trên nước Mỹ đã xuất hiện rất nhiều tài liệu về cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam, trong đó có những công trình nghiên cứu công phu, tỷ mỷ như: Giải phẫu cuộc chiến tranh, nền hòa bình cay đắng... Qua những công trình những nghiên cứu về chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam sâu sắc và sinh động, người Mỹ và thế giới ngày càng hiểu biết hơn về chiến tranh Việt Nam”.
Những giọt nước mắt thời bình
Sau khi cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam kết thúc, các cựu chiến binh Mỹ trải qua ngày tháng khó khăn để vượt qua “hội chứng Việt Nam”. Theo PGS.TS Tung, bởi khi đó, cộng sản được bộ máy phương Tây vẽ lên là những người độc tài, không dân chủ, những người lính Mỹ cho rằng đến Việt Nam để chống cộng sản bảo vệ thế giới. Nhưng khi đến Việt Nam, những người lính Mỹ đã sa vào thế trận chiến tranh nhân dân, họ nhận ra bộ mặt thật của người Mỹ là mang những vũ khí hiện đại nhất, tàn bạo nhất để đánh người Việt Nam- những người nông dân, trẻ em, phụ nữ… đều bị giết. Những người lính Mỹ trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến đã bị ám ảnh về những tội ác của Mỹ ở Việt Nam. Trong cuộc chiến đó, nước Mỹ lại thua nên nó tạo thành gánh nặng tâm lý cho các cựu chiến binh Mỹ. Nên sau khi Việt Nam mở cửa đã có rất nhiều cựu chiến binh Mỹ quay trở lại Việt Nam để thấy một thời của họ ở Việt Nam và thấy nước Việt Nam thân thiện, đổi mới, phát triển, yêu hòa bình. Từ đó, cựu chiến binh Mỹ cũng được giải tỏa những gánh nặng tâm lý sau chiến tranh.
PGS. TS Phạm Hồng Tung thông tin: Hiện các chương trình dạy về Việt Nam học, Đông Nam Á học đang được giảng dạy các nước trên thế giới đều có nội dung về cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh đó là điển hình nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh và là nội dung quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Những bài giảng về chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam cũng được sinh viên nước ngoài yêu cầu nhiều nhất. Ví dụ khi tôi giảng dạy ở Đại học File Word (Mỹ) chương trình chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam chỉ được giới hạn có 25 sinh viên nhưng số lượng đăng ký đến 45 người.
“Có những sinh viên nước ngoài đã khóc khi đọc những cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam. Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng mời những cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu ở chiến trường để trao đổi với các bạn sinh viên. Lần nào cũng vậy các bạn sinh viên và các bác cựu chiến binh cũng khóc. Cựu chiến binh khóc vì con em của kẻ thù ngày xưa đã biết được quá khứ của cả hai bên và có những lầm lỗi cần phải gói ghém lại để hướng về tương lai. Tuổi trẻ lại khóc vì thương cho lớp cha anh phải chịu sốt rét, đấu tranh sinh tồn dưới làn bom B52. Khi sống trong hòa bình, hàng đêm họ vẫn gặp ác mộng về cuộc chiến, con họ đang bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Cuộc chiến tranh nào cũng để lại những giọt nước mắt, nhưng những giọt nước mắt tôi nhìn thấy là giọt nước mắt trong trẻo của tình nhân ái và sẽ mở đường cho hai dân tộc hợp tác và hiểu biết lẫn nhau”, PGS.TS Tung cho biết.
Ngoài ra, trong các sách giáo khoa Lịch sử của nước Nhật Bản cũng đề cập đến nội dung cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như: Hiệp định Genève, tình hình chia cắt Nam- Bắc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và sự kiện Vịnh Bắc Bộ, cuộc chiến tranh Mậu Thân, Hiệp định Paris… “Qua những bài giảng, thế hệ trẻ của Nhật Bản đã biết đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam và có ấn tượng nhân dân Việt Nam rất dũng cảm, dám đấu tranh chống Mỹ”, GS Furuta Motoo cho biết.
Đánh giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, GS Furuta Motoo cho biết: Khu vực Đông Nam Á đóng vai trò tích cực vào việc ổn định hòa bình khu vực và thế giới. Yếu tố quan trọng khiến Đông Nam Á có vai trò tích cực như vậy do đã khắc phục được chia cắt do chiến tranh gây ra, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam góp phần không nhỏ để cộng đồng ASEAN thành hiện thực. Qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam thống nhất là tiền đề để thành lập ASEAN 10 như hiện nay. Về phương diện lịch sử nhân loại thì cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đã khích lệ phong trào đấu tranh của nhân dân khắp thế giới. Qua cuộc đấu tranh này bản chất của dân chủ đã thay đổi đó là coi trọng quyền lợi của người nghèo, dân tộc thiểu số.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm. Việt Nam từng bị bom đạn giày xéo nay đã phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ không thể quên những hy sinh của cha ông để có một đất nước hòa bình như ngày nay. Còn đối với những cựu chiến binh Mỹ cũng đã được giải tỏa tâm lý về những tội ác mà Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam khi đất nước Việt Nam luôn thân thiện chào đón họ.
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK