“Mổ xẻ”chiến lược phát triển năng lượng mới
Nghị quyết 55 đã mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân trong tham gia phát triển năng lượng. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Đảm bảo an ninh năng lượng
Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2007-2017, ngành năng lượng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Giá trị sản xuất trong ngành năng lượng tăng 6 lần, sản lượng điện tăng hơn 3,3 lần. Các DN trong lĩnh vực năng lượng đóng góp ngân sách nhà nước hơn 204.000 tỷ đồng, chiếm 17,8% thu ngân sách nhà nước. Năng lượng là ngành thiết yếu đóng góp quan trọng cho các ngành kinh tế, không chỉ đảm bảo thiết yếu cho sản xuất của nền kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân về điện năng, mà ngành điện còn cung cấp các chỉ tiêu đầu vào quan trọng cho các ngành, phân ngành kinh tế.
“GDP tăng trưởng 6,5-7%/năm thì yêu cầu phát triển điện năng phải đảm bảo 11-11,5%/năm. Trên thực tế, sự phát triển của ngành năng lượng thời gian qua là nền tảng thiết yếu, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá.
Xung quanh nội dung của Nghị quyết 55, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận: Đến nay, Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có những thay đổi về chất, đòi hỏi ngành năng lượng cũng phải có những bước phát triển mới. Tại Nghị quyết 55, Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo rất toàn diện và sâu sắc. Trong đó, một quan điểm có ý nghĩa then chốt là phải đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
“Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia vừa là tiền đề, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ưu tiên phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, ông Nguyễn Văn Bình nói.
“Rộng cửa” cho tư nhân đầu tư
Quan điểm có ý nghĩa then chốt thứ hai được vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhắc tới trong Nghị quyết 55 là phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế. Theo đó, định hướng là nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng; khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phân tích thêm: “Trong Nghị quyết 55 nêu rõ phải phát triển cân đối hài hòa các nguồn điện nhưng tập trung khai thác sử dụng hợp lý và phù hợp các nguồn năng lượng sơ cấp, hóa thạch trong nước; đồng thời tiếp tục tập trung ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng điện khí… Nghị quyết cũng xác định rõ các nguyên tắc để phát triển các nguồn năng lượng này có hiệu quả, đó là dựa trên yếu tố của giá cả cũng như về công nghệ, độ an toàn. Nói điều này để thấy, Nghị quyết 55 đã mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân trong tham gia phát triển năng lượng sắp tới”.
Có thể thấy, những định hướng trên thể hiện rõ quan điểm của Đảng trong việc mở cửa thị trường năng lượng cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Thực tế, suốt thời gian qua, khu vực tư nhân đã bước đầu tham gia vào phát triển năng lượng, song kết quả còn tương đối khiêm tốn. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 60% nguồn điện, còn 40% của các thành phần khác như Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị phát điện độc lập khác. Công suất phát điện được tư nhân trong và ngoài nước đầu tư mới chỉ chiếm khoảng 28% tổng công suất toàn hệ thống.
Bởi vậy, dù Nghị quyết 55 mở ra “cánh cửa” rộng hơn để thu hút vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng, song không ít chuyên gia bày tỏ quan điểm: Mấu chốt nhất để hiện thực hóa điều này vẫn là cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ trực tiếp như thế nào, mức giá điện bao nhiêu?
Thời gian qua, chính sách khuyến khích phát triển điện gió và điện mặt trời với mức giá ưu đãi cố định đã chứng minh, khi có giá tốt lập tức nhà đầu tư gia tăng đầu tư khá mạnh mẽ vào các lĩnh vực này. Trước và sau khi có các chính sách ưu đãi về giá điện, số lượng dự án và nguồn vốn khối tư nhân đổ vào lĩnh vực điện gió và điện mặt trời có sự cách biệt khá lớn. Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, khi đã có chính sách, quan trọng là cần đảm bảo được sự ổn định, nhất quán, tránh tình trạng sau một thời gian lại đổi thay, nhà đầu tư trở tay không kịp. Tình trạng giá điện mặt trời sau này 30/6/2019 (khi Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực-PV) đến nay vẫn còn là ẩn số dù nhiều nhà đầu tư "đứng ngồi không yên" chính là minh chứng rõ hơn cả cho điều này.
Để đảm bảo mục tiêu đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế, Nghị quyết 55 đã đề ra những con số mục tiêu quan trọng. Cụ thể là, cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỷ kWh. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045… |
Tin liên quan
Thủ tướng đánh giá cao vai trò chủ lực của TKV trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
12:00 | 12/06/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Ngoại giao Anh công bố Chiến lược phát triển quốc tế mới
16:52 | 17/05/2022 Nhìn ra thế giới
Đồng bộ hệ thống chính sách thuế Việt Nam đến năm 2030
07:57 | 27/04/2022 Thuế - Kho bạc
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics