Lý do không giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón xuống 0%?
Khởi tố giám đốc doanh nghiệp sản xuất, phân phối trên 270 tấn phân bón giả Chính sách thuế đối với mặt hàng dự kiến nhập khẩu Chính sách đối với mặt hàng phế liệu của DN chế xuất xuất khẩu |
Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên thuế xuất thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón như quy định hiện hành. Ảnh: ST |
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Tài chính đã rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước theo tinh thần của Nghị quyết số 58/NQ-CP. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất. Cụ thể, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% đối với urê không đồng nhất với quan điểm của Bộ Tài chính khi trình dự thảo Nghị định “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa”. Việc sản xuất dư thừa trong nước buộc các nhà sản xuất phải thực hiện xuất khẩu để đảm bảo duy trì công suất. Mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đã làm giảm cơ hội kinh doanh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, giảm năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất urê tại Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng này về 0%.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, năng lực sản xuất so với nhu cầu phân bón supe lân trong nước đã và đang không những đáp ứng đủ mà còn dư thừa. Việc xuất khẩu phân bón supe lân cần được khuyến khích để tăng giá trị sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ cho quốc gia, đóng thuế cho địa phương. Vì vậy , đơn vị này cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân về mức 0%. Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất loại phân bón hoàn toàn mới, trong khi người nông dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề nghị áp dụng thuế xuất khẩu 0% đối với mặt hàng phân bón SOP.
Góp ý cho dự thảo, Bộ Công Thương cho rằng, đối với thuế suất thuế xuất khẩu phân bón, đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quy định thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với tình hình sản xuất cung cầu trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người sử dụng phân bón.
Thông tin lại những đề xuất của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các bộ, ngành, Bộ Tài chính cho hay, việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.
Theo Bộ Tài chính, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%; đối với mặt hàng phân bón, nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ- CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bỏ quy định áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng theo mức về 51%; quy định cụ thể mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu và mức 0% đối với loại trong nước đã sản xuất đủ hoặc dư thừa. Cụ thể, quy định mức thuế xuất khẩu 5% đối với các loại phân bón như urê, phân lân (đây cũng là mức mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng khi tính toán dựa theo tỷ lệ 51% nêu trên) và mức 0% đối với mặt hàng suất phân bón NPK, DAP.
Bộ Tài chính cho rằng, quy định như hiện nay cũng góp phần làm giảm thủ tục hành chính cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính do việc phải thực hiện xác định tỷ lệ này trong giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế được nêu tại khoản 4 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định trước đây, việc tính toán tỷ lệ này đã làm phát sinh chi phí cho việc phải theo dõi kê khai các chi phí liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, nhất là khi các chi phí thường xuyên thay đổi theo thị trường. Cùng một loại phân bón xuất khẩu nhưng việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu lại phụ thuộc theo thời điểm xuất khẩu, giá xuất khẩu. Từ những lí do nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Tài chính đã rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước theo tinh thần của Nghị quyết số 58/NQ-CP. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất. Cụ thể, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% đối với urê không đồng nhất với quan điểm của Bộ Tài chính khi trình dự thảo Nghị định “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa”. Việc sản xuất dư thừa trong nước buộc các nhà sản xuất phải thực hiện xuất khẩu để đảm bảo duy trì công suất. Mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đã làm giảm cơ hội kinh doanh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, giảm năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất urê tại Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng này về 0%.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, năng lực sản xuất so với nhu cầu phân bón supe lân trong nước đã và đang không những đáp ứng đủ mà còn dư thừa. Việc xuất khẩu phân bón supe lân cần được khuyến khích để tăng giá trị sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ cho quốc gia, đóng thuế cho địa phương. Vì vậy , đơn vị này cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân về mức 0%. Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất loại phân bón hoàn toàn mới, trong khi người nông dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề nghị áp dụng thuế xuất khẩu 0% đối với mặt hàng phân bón SOP.
Góp ý cho dự thảo, Bộ Công Thương cho rằng, đối với thuế suất thuế xuất khẩu phân bón, đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quy định thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với tình hình sản xuất cung cầu trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người sử dụng phân bón.
Thông tin lại những đề xuất của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các bộ, ngành, Bộ Tài chính cho hay, việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.
Theo Bộ Tài chính, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%; đối với mặt hàng phân bón, nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ- CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bỏ quy định áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng theo mức về 51%; quy định cụ thể mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu và mức 0% đối với loại trong nước đã sản xuất đủ hoặc dư thừa. Cụ thể, quy định mức thuế xuất khẩu 5% đối với các loại phân bón như urê, phân lân (đây cũng là mức mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng khi tính toán dựa theo tỷ lệ 51% nêu trên) và mức 0% đối với mặt hàng suất phân bón NPK, DAP.
Bộ Tài chính cho rằng, quy định như hiện nay cũng góp phần làm giảm thủ tục hành chính cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính do việc phải thực hiện xác định tỷ lệ này trong giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế được nêu tại khoản 4 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định trước đây, việc tính toán tỷ lệ này đã làm phát sinh chi phí cho việc phải theo dõi kê khai các chi phí liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, nhất là khi các chi phí thường xuyên thay đổi theo thị trường. Cùng một loại phân bón xuất khẩu nhưng việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu lại phụ thuộc theo thời điểm xuất khẩu, giá xuất khẩu. Từ những lí do nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics