Luật Hải quan 2014: Hành trình hơn 8 năm đi vào cuộc sống – Bài cuối: Cơ chế một cửa quốc gia minh bạch, hiệu quả
Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Hàn Quốc và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Thọ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và Cao ủy Hải quan Hàn Quốc Yoon Tea Sik đã ký Tuyên bố chung về việc triển khai kết nối hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử EODES (ngày 25/6/2023). Ảnh: Việt Nga |
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) diễn ra ngày 5/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh- Chủ tịch Ủy ban 1899 đã đánh giá cao kết quả thực hiện của Ủy ban 1899 và các bộ, ngành trong hai năm qua đã đạt được một số kết quả tốt trong vấn đề thực hiện NSW, ASW, đặc biệt là kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho thương mại và hoạt động của DN, người dân trong các hoạt động XNK, thương mại, xuất nhập cảnh. Theo báo cáo bảng xếp hạng trong ASEAN, có những lĩnh vực đã vượt hàng đầu, đến nay đã kết nối toàn bộ 9 nước ASEAN trong các thủ tục, cơ chế một cửa. Năm 2022, đã có trên 4,92 triệu bộ hồ sơ, của hơn 54,8 nghìn DN tham gia NSW. Tính đến 30/9/2023, NSW đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với trên 6,69 triệu bộ hồ sơ của hơn 65.000 DN tham gia. Tiếp tục mở rộng ASW, duy trì kết nối chính thức ASW để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để trao đổi chính thức tờ khai hải quan ASEAN theo kế hoạch. Chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2023. Trao đổi để xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Hoàn thành trao đổi thử nghiệm tờ khai hải quan XK với Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn 1, tiếp tục phối hợp để tiến hành giai đoạn 2. Ký kết Biên bản ghi nhớ về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES) với Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc nhằm tạo thuận lợi trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do. Hiện tại các bên đang tiếp tục hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc. Phối hợp với Bộ NN&PTNT và Đại sứ quán New Zealand để triển khai trao đổi thử nghiệm chứng nhận kiểm dịch điện tử với New Zealand. |
Lợi ích từ những con số
Nói đến câu chuyện tích hợp, không thể không nhắc vai trò chủ công của ngành Hải quan trong thực hiện NSW, ASW. Với vai trò Cơ quan Thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực phối hợp các bộ, ngành liên quan để Việt Nam là một trong bốn quốc gia đầu tiên trong khu vực kết nối ASW (cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan) vào tháng 9/2015.
Việt Nam đang tiếp tục duy trì kết nối chính thức để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để trao đổi chính thức tờ khai hải quan ASEAN theo kế hoạch; chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2023; trao đổi để xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như: Nhật Bản, Trung Quốc.
Hiện tại, Hải quan Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES) với Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc nhằm tạo thuận lợi trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do và chính thức triển khai từ ngày 1/7/2023. Đặc biệt, tính đến ngày 30/9/2023, Cổng thông tin NSW đã kết nối được 13 bộ, ngành với 250 thủ tục hành chính được kết nối.
Để có được sự liên thông kết nối giữa các bộ, ngành và các quốc gia như bây giờ, ít ai biết rằng trước năm 2014 các thủ tục vẫn còn phải thực hiện thủ công. Còn ở thời điểm hiện tại, đánh giá từ các bộ, ngành cho thấy, việc thực hiện ASW đã giúp “xóa nhòa ranh giới” về mặt địa lý đơn thuần giữa các quốc gia, trong khi thực hiện NSW giúp từng bước bỏ đi quan niệm “cát cứ” trong công tác quản lý của mỗi bộ, ngành để cùng chung tay vì một mục tiêu, một chủ trương chung là xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng hành vì sự phát triển của người dân, DN.
Tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan Quảng Ninh, năm 2015, đơn vị này triển khai thực hiện NSW tại 6/6 chi cục trực thuộc; ASW bước đầu cung cấp C/O form D điện tử từ 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Nếu như năm 2020, Hải quan Quảng Ninh xử lý 1.844 bộ tờ khai hàng hóa XNK thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành được trả trên hệ thống NSW, tiếp nhận 179 C/O form D điện tử từ các nước qua ASW thì đến năm 2021, số lô hàng NK phải kiểm tra chuyên ngành được trả trên hệ thống NSW tại đơn vị là 2.206 và 430 C/O form D được cung cấp qua hệ thống NSW và ASW.
Cũng đánh giá hiệu quả xử lý công việc qua NSW, ASW, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, từ năm 2015 đến nay, đơn vị đã thực hiện 105 thủ tục hành chính, trong đó có 102 thủ tục thực hiện ở cấp độ 4. Trong năm 2022, Hải quan Đồng Nai đã tiếp nhận 1.029.874 hồ sơ đăng ký qua NSW và đơn vị đã giải quyết được 1.029.295 hồ sơ.
Theo Cục Hải quan Quảng Trị, NSW là cơ sở kết nối, hướng tới phát triển ASW, đã nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan và công tác quản lý nhà nước nói chung, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa DN và cơ quan, ban, ngành. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên nền tảng trực tuyến đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Cũng theo Cục Hải quan Quảng Trị, hiện nay hầu hết giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ các nước ASEAN đều được cấp trên hệ thống dữ liệu điện tử, giúp DN và cơ quan Hải quan có thể chủ động khai thác sử dụng mà không cần phải nộp chứng từ giấy truyền thống.
Còn theo đánh giá của Cục Hải quan Quảng Bình, tỷ lệ tra cứu thông tin trên NSW, ASW đối với Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đạt 95%; Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đạt 90%. Tỷ lệ khai thác e-C/O form D của Thái Lan đạt trên 80%.
Nhiều người chắc chưa thể nào quên “cơn bão” dịch Covid-19 tàn phá khắp toàn cầu trong 3 năm qua. Trong những tháng đầu năm 2022, dù tình hình dịch Covid-19 đã bớt căng thẳng nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh, phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch khiến hoạt động thông quan hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu diễn ra vô cùng khó khăn. Sự kiểm soát chặt dịch bệnh làm hoạt động thông quan bị đình trệ, trong khi đó lượng hàng hóa dồn về các khu vực cửa khẩu tăng cao đã khiến tình trạng ùn tắc diễn ra.
Với những kết quả cho thấy, việc triển khai NSW, ASW đã giúp giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực XNK, làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đồng thời đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn.
Có thể khẳng định, hệ thống CNTT của ngành Hải quan đảm bảo quản lý DN, hàng hóa XNK, quá cảnh; phương tiện vận tải XNC, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối. Theo mục tiêu phấn đấu đến 2025, hoàn thành việc triển khai kết nối với các cơ quan Chính phủ và các bên trong chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK qua biên giới trên nền NSW, ASW.
Tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều phối NSW
Hiệu quả mà NSW, ASW mang lại trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK đã được khẳng định. Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Phạm Duyên Phương, quá trình triển khai NSW cũng cho thấy một số điểm tồn tại cần được khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước; đưa thủ tục hành chính thực hiện trên NSW hoạt động một cách thực chất; giảm bớt chi phí và thời gian tuân thủ cho DN nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước.
Để triển khai Chính phủ số và khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai NSW, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực XNK, quá cảnh hàng hóa, XNC, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo NSW và Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ triển khai NSW, ASW. Đồng thời hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự thảo Nghị định về NSW, ASW, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa XNK để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã và đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ triển khai NSW, ASW theo định hướng xử lý tập trung.
Về những hạn chế, tồn tại, theo Cục Hải quan Tây Ninh, đối với việc tiếp nhận, kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật NK, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hàng hóa thông qua NSW tại các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, Kà Tum, Phước Tân, cơ quan kiểm dịch vẫn chưa thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật NK. Do đó, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan vẫn phải yêu cầu DN nộp bản giấy đối với các giấy chứng nhận này. Cục Hải quan Tây Ninh cho rằng, Bộ NN&PTNT, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật cần rà soát thủ tục và quán triệt thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả qua NSW đối với những thủ tục đã được công bố triển khai.
Cục Hải quan Khánh Hòa phản ánh, việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa ổn định, có lúc cơ quan Hải quan không khai thác được thông tin quản lý hàng hóa từ các cơ quan chuyên ngành, đã ảnh hưởng lớn đến thời gian thông quan hàng hóa cho DN.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Trường Giang, hiện nay nhiều bộ, ngành chưa thực hiện NSW trên tất cả thủ tục hành chính, khi cấp giấy phép NK đối với hàng hóa NK có điều kiện vẫn phải sử dụng bản giấy, chưa cập nhật kịp thời lên hệ thống NSW như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Khoa học và Công nghệ nên khi thực hiện tra cứu để thông quan hàng hóa mất nhiều thời gian. Hay như các loại giấy phép thuộc phân hệ tra cứu của Bộ Y tế không xem được nội dung phụ lục đính kèm. Đặc biệt, đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng tại khâu thông quan như: máy móc, thiết bị cũ... hiện vẫn thực hiện từ khâu đăng ký đến thông báo kết quả của cơ quan kiểm tra bằng văn bản giấy.
Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh, số lượng máy móc, thiết bị cũ NK tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Nội tương đối nhiều, do đó, thời gian tới các DN thực hiện giám định theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải được kết nối hoặc gửi kết quả đến đơn vị ủy quyền để kết nối, tích hợp tất cả dữ liệu của hệ thống NSW.
Cũng theo đánh giá của nhiều đơn vị hải quan, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao...
Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục xây dựng để hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Hải quan, Luật Thuế XK, thuế NK... Trong đó, dự kiến tại dự thảo Luật Hải quan thay thế Luật Hải quan 2014 sẽ quy định chi tiết, cụ thể việc nộp hồ sơ hải quan khi áp dụng NSW, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép XNK, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
Tại điểm 4 khoản 2 Điều 1 Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 nêu rõ: “Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với với các cam kết quốc tế; trọng tâm là xây dựng Luật Hải quan thay thế Luật Hải quan hiện hành, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ để: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan; xây dựng mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, Biên giới thông minh, Hải quan xanh; áp dụng đồng bộ phương pháp quản lý theo chuỗi, theo định danh; áp dụng cơ chế quản lý hải quan phù hợp với từng đối tượng quản lý, khuyến khích người khai hải quan tuân thủ pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước trong hoạt động kiểm soát hải quan; ứng dụng CNTT và công nghệ hiện đại trong quản lý Nhà nước về hải quan; kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân, DN tham gia hoạt động XNK”. Để đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế đảm bảo cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động chuyển đối số trong các lĩnh vực nghiệp vụ và triển khai thủ tục hải quan theo hướng số hóa toàn diện. Theo đại diện Vụ Pháp chế, Luật Hải quan 2014 là văn bản pháp lý quan trọng, bao quát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan, là cơ sở để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Do đó, thời gian tới đề cương báo cáo tổng kết thi hành Luật Hải quan 2014 sẽ đi sâu đánh giá kết quả cụ thể về xây dựng hệ thống văn bản thi hành Luật; đánh giá quy định của Luật Hải quan 2014 với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam là thành viên; thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK; kiểm tra sau thông quan; chống buôn lậu; quản lý rủi ro… Từ đó, chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo chất lượng dự thảo các văn bản quy định chi tiết kèm theo khi trình dự án Luật Hải quan (sửa đổi) thay thế Luật Hải quan 2014 nhằm khắc phục tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết; không đặt ra việc điều chỉnh chương trình đối với văn bản quy định chi tiết. |
Tin liên quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
08:55 | 27/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: Nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ
08:50 | 30/12/2024 Hải quan
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics