Luật Giá (sửa đổi) sẽ điều chỉnh toàn diện những vấn đề về giá
Sửa Luật Giá: Tránh chồng chéo giữa các luật chuyên ngành | |
Sửa Luật Giá: Ưu tiên áp dụng Luật Giá nếu bất đồng quy định |
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đã rất quan tâm tới công tác cải cách thủ tục hành chính. |
Được cho là đạo luật gốc về quản lý giá, có chức năng quy định những nguyên tắc căn bản trong quản lý nhà nước về giá; quy định các biện pháp, mức độ kiểm soát, điều tiết từ phía Nhà nước và liên quan đến nhiều luật khác… nên không ít ý kiến cho rằng, việc sửa Luật Giá lần này cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính thống nhất trong quản lý theo hướng các luật khác có thể quy định những vấn đề đặc thù, cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến quản lý giá song cần tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định tại Luật này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) kiên trì thực hiện theo nguyên tắc thị trường và có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, dự Luật trình Quốc hội đã củng cố, hoàn thiện 9 nhóm nội dung lớn bao gồm danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; phương pháp định giá; bình ổn giá; kê khai giá; hiệp thương giá; công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; điều kiện đối với doanh nghiệp thẩm định giá; điều kiện đối với thẩm định viên về giá; hoạt động thẩm định giá của Nhà nước. "Công tác quản lý giá của chúng ta hiện nay được quy định tại Luật Giá và nhiều luật chuyên ngành khác. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng dự Luật, Bộ Tài chính sẽ bao quát, tổng hợp để đảm bảo công tác quản lý giá tránh chồng chéo giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành, nhất là những mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá", Thứ trưởng chia sẻ. Qua rà soát, hiện đang có 52 mặt hàng do Nhà nước định giá được quy định bởi Luật Giá và các luật chuyên ngành. Dự thảo Luật cũng sẽ rà soát để đưa ra 14 mặt hàng khỏi danh mục định giá. Ngoài ra, bổ sung thêm 2 mặt hàng dịch vụ gồm sách giáo khoa và sản phẩm quốc phòng, an ninh theo đặt hàng, giao nhiệm vụ vào danh sách mặt hàng do Nhà nước định giá. Như vậy, Danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá là 40 nhóm hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) cũng sẽ bổ sung các quy định về phân cấp, phân quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là các bộ, ngành địa phương trong công tác quản lý giá sao cho tránh chồng chéo và mâu thuẫn cũng như đùn đẩy trách nhiệm trong công tác bình ổn giá. Đối với công tác thẩm định giá, các quy định tại dự Luật phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, rõ ràng hơn, nâng cao trách nhiệm của các công ty thẩm định giá và thẩm định viên thẩm định giá. |
Hiện tại, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đang được thảo luật và lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Qua quá trình thảo luận và đánh giá, đa số đại biểu đều nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Giá để khắc phục bất cập, hạn chế của luật hiện hành, khắc phục việc phân tán, thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật về giá. Đồng thời, đảm bảo khả thi, không gây vướng mắc, tạo kẽ hở, khoảng trống pháp luật trong việc quản lý giá, đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá để vận hành thông suốt nền kinh tế và hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TPHCM) đánh giá, Luật Giá năm 2012 còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về giá. Công tác dự báo, ứng phó với những biến động bất thường còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc thực thi pháp luật về giá. Do đó, Luật sửa đổi lần này cần nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, quản lý giá và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc thực thi pháp luật về giá.
Tham gia thảo luận tại Nghị trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, thực tế, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện đều liên quan đến việc xác định giá không đúng với giá hàng hóa khi mua hoặc khi bán tài sản công. Hiện nay, các tổ chức tư vấn định giá rất ngại, thậm chí là không dám nhận nhiệm vụ định giá các tài sản cho khu vực công; nhiều cơ quan, đơn vị công hiện không mua sắm được các tài sản, vật tư hàng hóa. Điển hình như bệnh viện không mua được thuốc chữa bệnh và vật tư y tế. Nhiều tài sản công không thể chuyển giao cho khu vực tư do không thể xác định được giá đất để cho các nhà đầu tư đầu tư phát triển.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là do chưa có những quy định một cách chặt chẽ, cụ thể cũng như các căn cứ, phương pháp để xác định giá cả hàng hóa; chưa có các quy định là căn cứ cho cơ quan định giá, quyết định giá bảo đảm không có tư lợi. Cùng với đó, pháp luật hiện hành không có công cụ định giá cũng như bảo vệ cho những người làm công tác định giá. Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, yêu cầu đầu tiên của việc hoàn thiện Luật Giá lần này là phải “lấp khoảng trống” về các căn cứ pháp luật để làm cơ sở cho việc xác định giá, phương pháp đánh giá những căn cứ định giá, những nguyên tắc định giá... Dự thảo Luật cần phải có một chương riêng về phương pháp, căn cứ, nguyên tắc định giá.
Tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 11/11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra cho biết, Ủy ban nhất trí với đề xuất sửa đổi Luật Giá nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Về Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Chính phủ dự kiến có 7 hàng hóa, dịch vụ sẽ thực hiện bình ổn giá. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị cân nhắc thận trọng đối với từng mặt hàng, dịch vụ, bảo đảm tính bao quát, hợp lý, dự báo; đề nghị xem xét lại việc quy định trong Luật về kit xét nghiệm Covid-19 vì đây là loại sử dụng trong thời điểm nhất định; trong tương lai có thể phát sinh nhiều chủng mới, do đó, để tránh vướng mắc phát sinh, cần sửa đổi theo hướng bao quát, chuẩn xác hơn.
Đối với giá sách giáo khoa, Ủy ban cho rằng, đây là mặt hàng thiết yếu và giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế mặt bằng giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Ủy ban Tài chính Ngân sách nhất trí với nội dung quy định trong dự thảo luật, theo đó Nhà nước quy định giá bán tối đa (giá trần); không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân; đồng thời đề nghị tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tuyệt đối không để thông đồng giá.
Tin liên quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK