Lời giải cho cuộc khủng hoảng lương thực
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu | |
Kiểm soát xuất khẩu sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực | |
Nhiều quốc gia EU sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng |
Đói nghèo đang diễn ra tại nhiều nước |
Trên thực tế, chính những người nghèo trên thế giới đang có nguy cơ phải chịu những thiệt hại tăng cường. Khi xung đột nổ ra ở Ukraine, những người thiếu thốn nhất ở Trung Đông, Trung Á và phần lớn châu Phi rơi vào tình cảnh khó khăn khi giá lương thực leo thang và sự khan hiếm ngày càng gia tăng.
Năm 2021, gần 700 triệu người, tương đương 9% dân số thế giới - gần 2/3 trong số đó ở cận Sahara châu Phi - sống dưới mức 1,9 USD/ngày – mức đặc biệt đói nghèo theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB). Bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào của giá lương thực cũng có thể khiến hàng triệu người rơi trở lại diện này. Một báo cáo của Standard & Poor’s dự báo cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo dài đến năm 2024 và có thể lâu hơn nữa. Ủy ban Cứu hộ Quốc tế đã cảnh báo thế giới về một "nạn đói" sắp xảy ra, trong đó thêm 47 triệu người - chủ yếu ở vùng Sừng châu Phi, Sahel, Afghanistan và Yemen - có thể bị đẩy vào tình trạng đói nghiêm trọng.
Trước khi xung đột Nga -Ukraine diễn ra, hai nước này nằm trong số ba nhà xuất khẩu hàng đầu về lúa mì, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Cùng nhau, hai nước chiếm 12% tổng các loại lương thực được mua bán. Nga là nước sản xuất phân bón lớn nhất. Chi phí năng lượng tăng đang ảnh hưởng đến mọi thứ.
Ở Ghana, lạm phát đang ở mức 25%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua. Tại Nigeria, ngân hàng trung ương đã gây bất ngờ cho thị trường khi tăng mạnh lãi suất 150 điểm cơ bản. Tuần qua, Kenya đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau gần 7 năm, với lý do gián đoạn chuỗi cung ứng và giá hàng hóa tăng.
Theo giới chuyên gia, nhiều quốc gia - đặc biệt là ở châu Phi, nơi dân số đô thị đang tăng nhanh - cần suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề an ninh lương thực. Tuyên bố Maputo năm 2003 yêu cầu các nguyên thủ châu Phi dành ít nhất 10% ngân sách phân bổ cho nông nghiệp. Cho đến nay, rất ít nước làm được điều này. Thay vì nghiêm túc nỗ lực nâng cao sản lượng trong nước, quá nhiều chính phủ đã tìm cách xoa dịu người dân thành thị đang bồn chồn lo lắng bằng việc nhập khẩu lương thực. Mặc dù châu Phi là khu vực có tiêu thụ lúa mì tăng trưởng nhanh nhất, nhưng ngoài một số quốc gia như Kenya và Nam Phi, lúa mì được trồng rất ít trên lục địa này.
Do đó, các nước cần quan tâm nhiều hơn đến các loại cây trồng được sản xuất tại địa phương. Việc sử dụng các loại cây trồng phổ biến như sắn, được trồng ở Tây và Trung Phi đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các chính phủ cũng cần chống xói mòn đất và xem xét lại các loại cây trồng biến đổi gen.
Cũng như lương thực, quá nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón. Ở châu Phi, Maroc là một trong số ít các nhà sản xuất lớn. Các quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn, như Mozambique, Tanzania, Bờ Biển Ngà, Senegal và Mauritania, nên ưu tiên phát triển ngành công nghiệp phân bón trong nước. Do đó, việc quan tâm tới đời sống nông dân, kích thích họ sản xuất xem ra là một giải pháp bền vững đối với bất kỳ cuộc khủng hoảng lương thực nào.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
10:44 | 26/12/2024 An ninh XNK
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
“Cửa sáng” xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi
08:20 | 19/06/2024 Kinh tế
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics