Lo tiết giảm chi phí sản xuất cuối năm
Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh cuối năm | |
Tăng tốc sản xuất các đơn hàng cuối năm | |
Doanh nghiệp thủy sản lo đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất, xuất khẩu |
Doanh nghiệp đang phải nỗ lực để tiết giảm chi phí, tận dụng cơ hội phục hồi sản xuất. Ảnh: H.Dịu |
Đầu vào tăng nhưng vẫn phải giữ giá đầu ra
Trong lĩnh vực nông nghiệp, giá cả hàng hóa đang liên tục tăng. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá bán giống lúa, nhất là những giống lúa bản quyền liên tục tăng. Trước đây, giá bán trung bình 13.500 đồng/kg, hiện đã tăng lên khoảng 15.000 đồng/kg. Giá vật tư một số nguyên liệu đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) cũng đang có mức tăng từ 30-40%. Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, xăng dầu và nhiều mặt hàng nguyên vật liệu, linh phụ kiện sản xuất khác cũng đang tăng giá. Trong đó, mặt hàng xăng dầu tăng mạnh đang gây nhiều tác động tới doanh nghiệp. Dù được sự hỗ trợ của quỹ Bình ổn xăng dầu nhưng giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn đang tăng khoảng 48% so với đầu năm 2021.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Đồng bộ để cộng hưởng chính sách Nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực từ miễn, giảm, giãn các khoản thuế, tiền thuê đất; cắt giảm thủ tục hành chính; hỗ trợ lãi suất,… liên tục được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ban hành để giúp cho các doanh nghiệp, người dân tiết giảm chi phí, hồi phục sản xuất, kinh doanh vượt qua những khó khăn. Tuy nhiên, các chính sách cần đồng bộ và thống nhất để chính những chính sách này cộng hưởng sức mạnh. Ngoài ra, các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa; đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách. Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Áo lực lạm phát tăng Giá các vật tư nguyên liệu như sắt thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, cùng với đó là chi phí vận tải, logistics... đều tăng giá làm cho nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2022, mặc dù lạm phát năm 2021 vẫn chỉ dưới mức 3%. Do đó, các cơ quan quản lý cần có sự theo dõi và điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông và điều chỉnh lãi suất hợp lý để vừa đảm bảo sản xuất phục hồi và phát triển, nhưng tránh sự tăng nóng của tiền tệ để ổn định thị trường. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp quản lý thích hợp, thường xuyên theo dõi sát thị trường để đảm bảo lạm phát trong năm 2022 nằm trong mức 4% mà Quốc hội và Chính phủ đề ra. |
Chia sẻ của một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cho hay, sau đợt dịch bùng phát khiến doanh nghiệp phải dừng hoạt động một phần dây chuyền, hiện đã hoạt động trở lại được hơn 70%, nhưng giá nhiều loại nguyên liệu hàng hóa lại tăng khoảng 20%, trong khi doanh nghiệp phải giữ giá bán đầu ra để giữ mối tiêu thụ.
Cũng nói về vấn đề này, ông Bùi Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Kido chia sẻ, nguồn cung trên toàn cầu khan hiếm kết hợp với nhu cầu sử dụng tăng cao khiến giá dầu ăn tăng mạnh. Ngoài ra, khi doanh nghiệp triển khai "3 tại chỗ" cũng khiến chi phí hoạt động tăng 12-15% so với bình thường. Nay doanh nghiệp lại tiếp tục gánh thêm chi phí vận chuyển và logistics do giá xăng dầu tăng, điều này tạo áp lực tăng giá hàng hoá lên doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp nông nghiệp, ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Triệu Sơn (Triso Group) cho hay, thị trường tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp vụ cuối năm cũng đang rất sôi động, nhưng thị trường tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, người dân và doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với tình trạng được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá. Hơn nữa, các thị trường xuất khẩu luôn yêu cầu chất lượng sản phẩm rất cao, nên doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ cao để sản xuất. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, chi phí đầu tư lớn lại khiến giá thành sản phẩm cao, gây khó khăn trong cạnh tranh và bán hàng.
Kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó, các doanh nghiệp khó khăn nhất về tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động… Ngoài ra, nhiều loại chi phí tăng cao như chi phí logistics, chi phí phòng chống dịch… đang gây áp lực lên các doanh nghiệp.
“Liệu cơm gắp mắm”
Thực trạng nêu trên đang khiến kế hoạch sản xuất vụ cuối năm của không ít doanh nghiệp phải thực hiện theo phương thức “liệu cơm gắp mắm”, phải tiết kiệm chi tiêu tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của thị trường. Hơn nữa, số lượng đơn hàng sụt giảm khiến doanh nghiệp phải cân đối lại lực lượng nhân công, trang thiết bị… để phù hợp với nguồn tài chính hiện có. Ngoài ra, lực lượng lao động đã về quê trong thời điểm giãn cách, khiến các doanh nghiệp lại tốn thêm chi phí để tuyển mới, đào tạo lại…
Chính vì thế, tại kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vào đầu tháng 11, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, áp lực lên mặt bằng giá của một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá là rất lớn do tác động từ cung cầu và khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Vì thế, công tác điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
Do đó, trong những tháng cuối năm, những giải pháp để kéo giảm chi phí – dù là nhỏ nhất cũng được các doanh nghiệp tận dụng. Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng theo tinh thần Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các doanh nghiệp đều đánh giá, đây là giải pháp thiết thực, kịp thời, tiếp thêm động lực và nguồn “sinh khí” là tài chính cho doanh nghiệp tiếp tục phục hồi sản xuất.
Cùng với các chính sách hỗ trợ đã ban hành, hiện nhiều mặt hàng, chi phí dù gia tăng bởi lý do khách quan, theo cung cầu của thị trường nên các doanh nghiệp vẫn mong muốn Chính phủ và các bộ ngành cần sớm nghiên cứu, có giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hạn chế đà tăng của các loại hàng hóa, chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Chẳng hạn, lãnh đạo của Triso Group cho hay, các doanh nghiệp nông nghiệp cần chính sách trợ giá sàn (quỹ bình ổn giá) với các sản phẩm nông nghiệp để có thể yên tâm đầu tư và sản xuất, khắc phục tình trạng bấp bênh giá. Ngoài ra, như nhiều doanh nghiệp khác, ông Trần Đức Minh mong muốn được tiếp cận chính sách vay vốn với ưu đãi thấp, được tiếp cận với các nguồn vay vốn dễ dàng hơn để đầu tư công nghệ, tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Ngoài ra, theo ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan quản lý đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cũng là giải pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Đơn cử, hiện danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, nếu các bộ ngành xem xét tiếp tục giảm số nhóm sản phẩm, giảm số lượng dòng hàng cần kiểm tra và giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra, thực hiện triệt để theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, kiểm tra theo xác suất... thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả về chi phí tài chính và chi phí thời gian, giúp đẩy nhanh các hoạt động xuất nhập khẩu.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK