“Liều thuốc” nào giúp phục hồi hoạt động chế biến, xuất khẩu nông sản Nam Bộ?
Hiện chỉ có 30%-40% các doanh nghiệp thuỷ sản có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Nguồn: Internet |
Còn 30-40% doanh nghiệp có thể sản xuất lại ngay
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ ở khu vực Nam Bộ do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay 17/9/2021, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện chỉ có 30%-40% các doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội.
Số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao đang là áp lực lớn cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
Sau 2 tháng thực hiện giãn cách theo các doanh nghiệp, xét nghiệm là chi phí rất lớn; hiện nay cũng chưa có hướng dẫn rõ ràng. “Cụ thể như, đối với các nhà máy sản xuất thì xét nghiệm theo quy tắc, nguyên tắc nào. Nếu người lao động đã tiêm 1 mũi thì thực hiện thế nào; đã tiêm 2 mũi thì thế nào hay tiêm 2 mũi rồi vẫn xét nghiệm bình thường? Doanh nghiệp mong muốn có hướng dẫn để đảm bảo nguyên tắc chống dịch”, ông Nam nói.
Phó Tổng thư ký VASEP thông tin thêm, thời điểm hiện nay, khi các địa phương vẫn ưu tiên về chống dịch nhiều hơn, các phương án mở cửa sản xuất có thể từng phần hoặc mở thêm cho sản xuất “3 tại chỗ” đều phải trình duyệt cấp địa phương.
“Doanh nghiệp thuỷ sản mong muốn Bộ NN&PTNT có ý kiến đối với các địa phương để việc này thực hiện nhanh hơn, phục hồi sản xuất; xem xét bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với lực lượng đi thu hoạch cá tại các tỉnh bằng việc xét nghiệm PCR", ông Nam nhấn mạnh.
Từ góc độ doanh nghiệp xuất khẩu cụ thể, ông Lê Văn Quang, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết: “Hiện tại, đơn hàng của doanh nghiệp đang nợ rất nhiều. Doanh nghiệp mong muốn làm sao giao được hết đơn hàng chứ chưa cần ký thêm hợp đồng mới”.
Do giãn cách nên chuỗi cung ứng tôm gần như bị đổ vỡ. Nguy cơ những tháng cuối năm thiếu trầm trọng nguyên liệu. Công ty đã chủ động tăng giá tôm để nông dân tăng nuôi, thả tôm. Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng dịch bệnh bùng phát doanh nghiệp không mua, giá giảm.
“Chúng tôi lo tháng 10, tháng 11 tới không có nguyên liệu để trả các đơn hàng cho đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp đề nghị triển khai gấp và khuyến khích người dân thả nuôi tôm ngay từ bây giờ để cuối tháng 11, tháng 12 có tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đi các nước châu Á, còn các nước ở xa như châu Âu, châu Mỹ thì không kịp", ông Quang nói.
Thay đổi tư duy
Đại diện một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản cho rằng, ngoài tạo thuận lợi trong việc cấp phép đi đường cho các phương tiện giao thông vận tải để giải tỏa ùn ứ sản phẩm hàng hóa từ các vùng sản xuất đến nơi tiên thụ, đến các kho xưởng, nhà máy chế biến, sản xuất, giao hàng đến các bến bãi, cảng biển để xuất khẩu, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng phương án khôi phục sản xuất nông nghiệp theo các kịch bản phù hợp tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương.
Các ngành nông, thuỷ sản đều đang nơm nớp nỗi lo thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đáng chú ý, cần nhanh chóng đưa ra các chính sách cho các vùng sản xuất nguyên liệu, cụm công nghiệp, khu chế xuất nhằm kéo lao động trở lại, khôi phục sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo cho chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam lưu ý, khôi phục sản xuất hậu Covid-19, các địa phương cần thống nhất các phương án hướng dẫn sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, chăn nuôi, thủy sản; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất trong và sau giai đoạn giãn cách nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng nông sản ổn định, lâu dài.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, để tháo gỡ khó khăn, cần thay đổi tư duy “kiểm soát, tuân thủ” bằng tư duy địa phương và doanh nghiệp cùng “ngồi lại”, kiến tạo không gian an toàn vừa đảm bảo cho sản xuất vừa chống dịch.
“Có thể không tháo gỡ được hết vấn đề cho toàn bộ các doanh nghiệp nhưng dù chỉ 1 doanh nghiệp mở cửa trở lại cũng tốt, doanh nghiệp hoạt động trở lại sớm 1 ngày cũng tốt, tốt cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế địa phương cũng như kinh tế quốc gia nói chung”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Đánh giá “nước xa không cứu được lửa gần”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc lại thời gian tới các địa phương và doanh nghiệp phải cùng chia sẻ, tháo gỡ các khó khăn nhiều hơn. Với các cơ chế, chính sách lớn, Bộ NN&PNTT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, ngành hàng có những kiến nghị phù hợp với Chính phủ.
Tin liên quan
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
15:46 | 14/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics