Lễ hội đầu Xuân: Cầu nối giữa quá khứ và hiện tại
Nhưng phải làm thế nào để phát huy hơn nữa truyền thống của dân tộc cũng như giữ gìn được bản sắc của các lễ hội, chống lại sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác? Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Với gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, Việt Nam được ví như đất nước của lễ hội. Vậy ý nghĩa của những lễ hội văn hóa đầu Xuân là gì, thưa ông?
Với người Việt, mùa Xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Hàng năm, cứ vào dịp sau tết Nguyên đán, lễ hội diễn ra ở khắp nơi, từ nông thôn cho tới thành thị và thường kéo dài cho tới tận hết tháng 3 Âm lịch. Dân tộc ta từ xưa đến nay đã có câu “Uống nước nhớ nguồn”, chính từ đó ta mới có những lễ hội, bởi tính vui chơi, giải trí chỉ là một phần trong lễ hội, quan trọng nhất đó là yếu tố tâm linh, lễ hội đã trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, từ đó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, các lễ hội được truyền từ đời này sang đời khác và được tổ chức chủ yếu ở cấp làng, xã, người dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ những anh hùng, những người có công với dân, mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng chứ không phải ai tự đặt ra lễ hội cũng được.
Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình.
Như Lễ hội Đền Hùng là dịp để người Việt trong và ngoài nước tưởng nhớ đến các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là một mĩ tục đẹp của người Việt trong việc thờ cúng tổ tiên mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Hay Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, người có công đánh giặc giữ nước và là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Còn lễ hội gò Đống Đa là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ chiến công hiển hách của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc... Nói như vậy để thấy được rằng ý nghĩa của các lễ hội là rất cao cả, và việc giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội cũng là cách để mỗi người dân hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như tưởng nhớ đến các vị anh hùng có công với nước.
Theo ông, cần làm gì để giữ gìn và phát huy những nét văn hóa của dân tộc thông qua các lễ hội đầu Xuân?
Người dân đang hiểu sai về ý nghĩa của các lễ hội, ví dụ như lễ hội đền Trần là để tưởng nhớ những chiến công hiển hách của nhà Trần chứ không phải chỉ đến để xin ấn như lâu nay người trẻ hay một bộ phận dân chúng đang hiểu. Vì vậy việc giữ nguyên được những ý nghĩa truyền thống của các lễ hội là điều vô cùng cần thiết. Mỗi người dân, mỗi du khách hành hương, khi đi lễ chùa, tham gia các lễ hội đều cần tìm hiểu về di tích nơi mình đến, ý nghĩa của lễ hội, cách hành lễ sao cho đúng nơi, đúng cách. Là một nét đẹp văn hóa nhưng nó chỉ là nét đẹp khi mỗi người đến với lễ hội đó với một tâm thành và ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc.
Cùng với đó, công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần phải chú trọng hơn. Có thể kể đến ở đây như lễ hội chùa Hương, năm nay, nhờ có sự chuẩn bị ngay từ đầu cùng với sự quản lý tốt, tình trạng chặt chém, chen lấn đã được khắc phục nhiều.
Vì vậy, chúng ta phải coi các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam, đồng thời cần tăng cường tuyên truyền thêm để tăng sức hút đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt. Đặc biệt phải tuyên truyền làm sao để thế hệ trẻ bây giờ hiểu được ý nghĩa giá trị của văn hóa dân tộc, của văn hóa tâm linh. Từ đó sẽ thay đổi nhận thức của người dân về các lễ hội không phải là vì lợi ích cá nhân, không phải vì tính thương mại nữa mà tham gia lễ hội là để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống. Hoặc chúng ta có thể xây dựng các trò chơi ngày Tết với các hình thức đọ sức, đua tài mà hun đúc trí thông minh, tài khéo léo, luyện rèn thể lực. Tham gia lễ hội cũng chính là góp phần làm đẹp lễ hội bằng cách ứng xử có văn hóa của người tham gia lễ hội.
Tất nhiên, cũng phải nhấn mạnh vào ý nghĩa chính của lễ hội là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “đền ơn đáp nghĩa” với người có công đức với cộng đồng, dân tộc. Ý nghĩa này sẽ góp phần bồi đắp thêm cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, tôn vinh đạo hiếu nghĩa, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Đó cũng chính là cái cốt lõi về giá trị đạo đức văn hóa các tôn giáo góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân.
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc giữ gìn truyền thống thì các lễ hội hiện nay cũng cần thay đổi cho phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm trên. Bởi thứ nhất, lễ hội truyền thống là hình thức đã được xây dựng từ đời này qua đời khác, từ đó lễ hội là nơi cung cấp một cách sinh động những kiến thức văn hóa dân gian, những sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng để truyền nối cho công chúng qua các thế hệ. Có thể dẫn chứng trong khu vực châu Á, Nhật Bản được coi là đất nước có nhiều lễ hội nhất. Là một nước phát triển mang tính hiện đại cao nhưng các lễ hội của họ vẫn mang đậm tính bảo tồn, giữ nguyên những nét văn hóa xa xưa chứ không phải qua thời gian mà có sự pha tạp để phù hợp hơn với hiện đại. Thứ hai, theo tôi, lễ hội quan trọng nhất là không gian văn hóa, cũng như không thể thay trống, chiêng bằng các nhạc cụ hiện đại trong trình diễn lễ hội được. Mỗi một lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng...
Vì vậy, để bảo đảm giá trị nhân văn sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội, cơ quan tổ chức lễ hội nên tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, địa điểm, nghi thức hành lễ, đạo cụ, trang phục, nội dung lễ hội. Khi phục dựng lễ hội, nhất thiết phải xác định các giá trị gốc, tiêu chí nhận dạng cũng như những biểu hiện đặc trưng của lễ hội, tránh làm sai lệch lễ hội mỗi lần khai thác.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK